Điều cần biết để phòng cúm khi mang thai

14:54 14/04/2015

(Giúp bạn)Mang thai cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của cúm như viêm phổi. Cách tốt nhất để có thai kỳ khỏe mạnh là cố gắng ngăn chặn hoàn toàn bệnh cúm.

Theo Trí thức trẻ, phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn phụ nữ bình thường. Bởi vì khi mang thai, cơ thể có sự giảm sút khả năng miễn dịch, do đó cúm nguy hiểm hơn với những phụ nữ mang thai.

Tuy tỷ lệ tử vong của cúm rất thấp song nguy cơ đó tăng lên nhiều lần đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi-rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Trung bình một trường hợp bệnh cúm có thể kéo dài từ 3 đến 4 ngày. Nhưng với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn nhiều. Một nguy cơ của bệnh cúm đó là bệnh cúm có thể dẫn đến viêm phổi do vi-rút. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxi lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, do đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. Còn các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở phụ nữ mang thai không nặng hơn ở những phụ nữ khác.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm khi mang thai là tiêm vắc-xin phòng cúm

Sức khỏe & đời sống cho biết, để phòng ngừa bệnh cúm, hãy tiêm chủng. Vắc-xin phòng cúm là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm bệnh. Nếu đang mang thai, bạn nên tiêm chủng và điều này không phụ thuộc bạn đã mang thai bao lâu. Thậm chí ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ cũng không quá muộn. May mắn là việc bạn mang thai không làm tăng nguy cơ mắc cúm ở mẹ bầu so với những người phụ nữ cùng tuổi mà không có bầu.

-1

Ngoài việc bảo vệ bạn khỏi bệnh cúm, việc tiêm phòng cúm khi mang thai sẽ bảo vệ trẻ không bị cúm trong vòng 6 tháng sau sinh. Điều này đặc biệt quan trọng vì việc tiêm phòng cúm cho trẻ dưới 6 tháng tuổi là không an toàn.

Tiêm phòng cúm có gây nguy hiểm khi mang thai không?

Tiêm phòng cúm không chứa vi-rút sống và không thể khiến bạn mắc bệnh cúm. Một số phụ nữ bị mệt mỏi và đau nhức cơ bắp do hệ miễn dịch của họ đáp ứng với vắc-xin. Ngoài ra, tiêm phòng cúm cũng an toàn trong thời gian nuôi con bú. Việc này không làm cho bạn hoặc bé bị bệnh. Vắc-xin sẽ cần khoảng 2 tuần để bắt đầu có tác dụng. Vắc-xin phòng cúm dạng xịt qua đường mũi không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai.

Làm cách nào để điều trị các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm trong thai kỳ?

Nhiều thuốc trị cúm và cảm lạnh chưa được nghiên cứu kỹ trong thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai và mắc cúm, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc không cần đơn hoặc kê đơn.

Phương pháp điều trị triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm bác sĩ có thể khuyến nghị bạn khi mang thai gồm:

- Acetamonophen: cách điều trị ưa dùng cho sốt, đau nhức của cúm và cảm lạnh trong thời kỳ này.

- Xịt nước muối vào mũi hoặc rửa mũi.

- Pseudoephedrine: thuốc thông mũi có thể hữu ích cho một số người. Tránh dùng pseudoephedrine trong 3 tháng đầu của thai kỳ hoặc nếu bị cao huyết áp.

Một số phương pháp tự nhiên để điều trị triệu chứng cúm trong thời kỳ mang thai là gì?

Hãy thử 4 biện pháp điều trị cúm tự nhiên trong thời kỳ mang thai:

- Sử dụng viên ngậm có đường hoặc mật ong để giảm ho và viêm họng.

- Nghỉ ngơi thật nhiều.

- Uống nhiều nước, như nước khoáng, nước hoa quả và trà không chứa cafein.

- Đặt máy làm ẩm không khí trong phòng để tăng độ ẩm, có thể giúp giảm tình trạng nghẹt mũi.

Làm cách nào để ngăn ngừa cúm khi mang thai?

Tiêm phòng cúm để ngăn ngừa lây nhiễm. Không dùng vắc-xin phòng cúm dạng xịt vì chúng không được khuyên dùng cho phụ nữ mang thai.

Để ngăn ngừa việc tiếp xúc với vi-rút cúm khi mang thai, bạn cần:

- Rửa tay thường xuyên.

- Tránh nơi đông người.

- Tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh.

- Không chạm tay lên mắt, mũi hay miệng. Mầm bệnh thường lây lan khi bạn chạm tay vào một bề mặt bị ô nhiễm và sau đó lại sờ lên mắt, mũi hay miệng.

Ngoài ra, hãy đến khám bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu:

- Khó thở.

- Các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn sau 3-4 ngày.

- Sau khi cảm thấy tốt hơn một chút, bạn lại xuất hiện những dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn.

Một số dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn gồm trướng bụng, nôn, sốt cao, ớn lạnh, đau ngực, hoặc ho dữ dội, đờm màu vàng - xanh.

Tham khảo thuốc:

Thuốc Xịt Mũi Thái Dương: Điều trị các triệu chứng:

Hắt hơi liên tục nhiều lần không dứt dẫn đến đỏ mũi, ngứa họng, viêm tắc, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó chịu.

Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm tắc, ứ đọng dịch đờm nhầy trong xoang mũi, xoang trán...mỗi khi tiếp xúc với dị nguyên.

Ngứa mũi, khô mũi, sổ mũi, cảm giác khó chịu ở mũi, viêm mũi do cảm cúm.

Phùng Nguyễn

Nên đọc
-2 Thực phẩm ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả
-3 Những biến chứng thường gặp của bệnh cảm cúm
-4 Lưu ý khi dùng thuốc cảm cúm
-5 Bị cảm cúm nên kiêng ăn gì?

Theo GDVN

Comments