Những dấu hiệu khi mẹ chuẩn bị sinh
(Giúp bạn)Những dấu hiệu chuyển dạ có thể xuất hiện sau tuần 37 thai kỳ vì lúc này bé đã được coi là đủ ngày, tháng và có thể chào đời khỏe mạnh hoàn toàn.
Bụng bầu tụt xuống
Theo Khám phá, trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.
Tuy nhiên với mẹ mang bầu lần hai thì có thể khác một chút. Ở lần bầu bí thứ 2 chị em sẽ không nhận thấy bụng bầu tụt xuống cho đến ngày sinh nở bởi vì cơ xương chậu của mẹ lúc này đã giãn nở đủ rộng.
Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu đầu tiên mẹ có thể dễ dạng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi.
Tăng tiết dịch âm đạo
Khi mẹ đang đến gần những ngày sinh nở, một dấu hiệu rất dễ dàng nhận ra đó là sự tăng tiết dịch ở âm đạo. Nguyên nhân là do cổ tử cung bắt đầu mở dần và tiết dịch âm đạo sẽ làm cổ tử cung mềm hơn, tạo điều kiện cho ca sinh nở được dễ dàng.
Đi tiểu thường xuyên
Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
(Ảnh minh họa)
Đi tiểu thường xuyên
Người đưa tin cho biết, vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Các mẹ bầu nhớ là không nên nhịn tiểu, vì điều đó không chỉ làm các mẹ khó chịu mà còn làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Đau lưng, phù nề
Thời điểm sắp sinh, các mẹ thường xuyên gặp phải những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bởilúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới, tạo ra áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức.
Có một số sản phụ do đầu thai nhi ép xuống, ép hệ thần kinh ở vùng lưng mà dẫn đến các biểu hiện như phù nề ở chân, eo đau... Vì vậy, khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ các mẹ chuẩn bị "vỡ chum " rồi đấy.
Cơn đau co tử cung
Khi tới gần ngày sinh, bạn sẽ thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là bạn phải phân biệt cơn co thật và cơn co giả. Không giống như những cơn co thắt khi chuyển dạ, các cơn co chuyển dạ giả thường xuất hiện không đều đặn, không thường xuyên, không nhẹ nhàng như các cơn co tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.
Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5 – 7 phút ít nhất trong một giờ, tức là bạn đang chuyển dạ.
Khi các cơn co thắt xuất hiện, bụng bạn thường sẽ cứng lên và bạn dễ dàng nhận ra nếu đặt nhẹ bàn tay lên bụng. Các cơn co thắt này sẽ đẩy em bé xuống gần hơn với cổ tử cung để sẵn sàng chào đời.
Thông thường, bác sĩ khoa sản sẽ khuyên bạn nên ở nhà cho đến khi các cơn co thắt kéo dài từ 30-60 giây và khoảng cách giữa các cơn co là 5-10 phút thì hãy đến bệnh viện. Trong trường hợp nhà xa bệnh viện, sản phụ cần được đưa đến sớm hơn.
Tiêu chảy
Đây có thể là dấu hiệu bạn sắp lâm bồn rồi đấy. Có thể bạn chưa biết, nhưng có rất nhiều chị em sau khi trải qua thời kì sinh nở đều chia sẻ điều này và cảm thấy điều đó hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân của chứng tiêu chảy trước khi sinh nở là do hóc - môn prostaglandin kích thích ruột. Trong trường hợp này, bạn cần tránh ăn những đồ ăn nhiều chất béo, tránh ăn quá nhiều. Nên uống nhiều nước và chuẩn bị sắn sàng tâm lý trước khi lâm bồn.
Âm đạo ra máu
Triệu chứng sắp sinh là cổ tử cung mở rộng, âm đạo tiết chảy ra lượng chất nhiều hơn, màu trắng hoặc màu máu chính là triệu chứng sắp sinh con. Trước ngày sinh nở khoảng 2-3 ngày, nhiều chị em có thể sẽ bị chảy máu. Vì vậy khi thấy âm đạo chảy máu, các mẹ cần đến bệnh viện ngay nhé.
Rò rỉ nước ối, vỡ ối
Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu. Điều gây bối rối ở đây là các mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ có thể xảy ra tình trạng tiểu không thể kiểm soát được, như đầu đứa bé thúc vào bàng quang gây rỉ nước tiểu.
Vậy làm thế nào bạn biết đó là nước tiểu hay nước ối? Với trường hợp bất thường thì miếng băng vệ sinh không thể thấm đẫm ngay được vì chất lỏng không chảy liên tục. Bạn cần luôn nhớ rằng, không phải cứ có cơn co thì nước ối mới chảy ra.
Các bác sĩ chuyên khoa sản cho biết 15% phụ nữ trên thế giới bị rò rỉ nước ối trước khi sinh. Nước ối là một chất lỏng màu vàng rơm nhạt và có mùi ngọt. Nếu bạn thấy bị rỉ nước hoặc chảy máu, hãy tới bệnh viện ngay. Thông thường, sau khi rò ối thì các cơn co thắt sẽ bắt đầu trong vòng 24-48 giờ.
Khi thấy nước ối tràn ra ào ạt, mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện vì có thể em bé sẽ chào đời sau 1-2 giờ nữa.
Thông thường chị em sẽ thấy hiện tượng vỡ ối trong quá trình đau đẻ. Đây là lúc đứa bé cần phải được hít thở không khí bên ngoài. Dấu hiệu chuyển dạ này là rõ rệt nhất. Khi bị vỡ nước ối cũng có nghĩa là bé sắp sinh rồi đấy.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN