Những cách giúp bà bầu giảm đau khi trở dạ

14:43 14/04/2015

(Giúp bạn)Mẹ bầu hãy thay đổi tư thế thường xuyên để tìm ra thư thế phù hợp nhất giúp giảm được cơn đau. Thở đúng cách.

Tư thế giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ

Theo Trí thức trẻ, không có tư thế nào là hoàn hảo cho cơn đau chuyển dạ và mỗi sản phụ lại hợp với một vài tư thế nhất định. Những cách dưới đây để có thể giảm đau khi vượt cạn.

Tựa vào chồng hoặc người thân

Trong giai đoạn đầu chuyển dạ, tư thế đứng thẳng sẽ giúp cơn co thắt giảm cường độ, khiến mẹ bầu bớt đau hơn. Sản phụ có thể tựa vào chồng hoặc người thân trong tư thế đứng thẳng, một tay vòng qua cổ chồng/ người thân. Khi cơn đau dữ dỗi, mẹ bầu hãy nhẹ nhàng đu đưa người như đang nhảy một điệu nhảy nhẹ nhàng và nhờ chồng/ người thân massage lưng.

Lắc lư

Mẹ bầu có thể ngồi trên một chiếc ghế hoặc giường, miễn sao giường hoặc ghế không quá cao để bạn có thể chạm được cả bàn chân xuống đất. Sau đó hãy nhẹ nhàng lắc lư qua phải - qua trái. Các bác sĩ sản khoa cho biết, việc cử động đều đặn trong lúc chuyển dạ sẽ giúp bà bầu giảm cơn đau.

Gục đầu vào thành ghế

Trong lúc chuyển dạ có rất nhiều sản phụ cảm thấy lưng đau đớn như sắp gẫy. Hãy người lại và gục đầu trên thành ghế, đồng người nhờ người thân massagThở thổi nếnĐược dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.
4. Rặn
Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".
Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.
Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.e lưng. Những việc làm này sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu hơn để tiếp tục công cuộc vượt cạn.

Gác chân lên ghế

Động tác gác một chân lên ghế nhìn như đang tập thể dục lại có tác dụng giảm đau với một số bà bầu. Lưu ý là mẹ bầu không nên chọn chiếc ghế quá cao sao cho bàn chân còn lại có thể tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Nếu không bạn có thể chọn một chiếc bục kê chân để thực hiện tư thế này.

Quỳ gối

Đây là tư thế được các bác sĩ sản khoa đánh giá là phù hợp với rất nhiều mẹ bầu. Quỳ gối và ôm một quả bóng dành cho bà bầu là cách để giúp bạn giảm tình trạng đau lưng, trong khi đó phần trên và đôi tay của sản phụ được "nghỉ ngơi" trên quả bóng.

Ngồi xổm

Tư thế này tuy hơi khó khi bụng của bạn đang rất to nhưng nếu có thể thì hãy thử nhé. Vì ngồi xổm giúp khung xương chậu của người mẹ rộng mở, tạo điều kiện cho bé tụt xuống.

Hãy vịn tay vào một nơi chắc chắn như thành ghế hoặc mép giường khi ngồi. Cũng có thể nhờ chồng hoặc người thân ngồi lên ghế, còn bạn vịn tay vào hai đầu gối của họ. Khi có người thân bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy được an ủi phần nào.

Những cách thở giúp mẹ bầu giảm đau khi chuyển dạ

Thở chậm - sâu

Theo Gia đình và Xã hội, kiểu thở này được dùng trong giai đoạn đầu tiên của chuyển dạ, cổ tử cung mở dưới 3cm.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu bằng hơi thở sâu rồi thở chậm - sâu (hít bằng mũi, thở ra bằng miệng), thở chậm rãi, đều đặn và chấm dứt với một hơi thở sâu khi hết cơn co. Khi hít vào sao cho bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống. Thở 4-6 nhịp cho một cơn co tử cung khoảng 25-30 giây.

Thở ngực nhanh - nông

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn hoạt động, cổ tử cung mở 4-7cm, cơn co thường mạnh hơn, dài hơn và dầy hơn.

Khi có cơn co tử cung, bắt đầu với một hơi thở sâu, tiếp theo đó là thở ngực nông. Khi cường độ cơn co càng lên cao thì càng thở nhanh hơn. Thở chậm lại khi cơn co giảm dần rồi lấy một hơi thở sâu khi cơn co chấm dứt. Thở 20-25 nhịp/ 1 phút. Thở chậm hơn vào đầu và cuối cơn co, thở nhanh hơn vào giữa cơn co.

Thở thổi nến

Được dùng trong giai đoạn chuyển tiếp, khi cổ tử cung mở 7-9cm, cơn co tử cung mạnh, khoảng cách giữa 2 cơn co ngắn, sản phụ thường mắc rặn vì ngôi thai xuống và đè vào trực tràng. Kiểu thở này giúp làm giảm áp lực từ tử cung, tránh rặn sớm.Khi cơn co bắt đầu, hít một hơi thở sâu, kế đó thở nhanh, nông 4 lần rồi thổi mạnh một lần qua miệng, lại tiếp tục thở nhanh nông 4 lần rồi thổi ra. Cứ thế cho đến hết cơn co và chấm dứt một hơi thở sâu.

Rặn

Kiểu thở này được dùng trong giai đoạn 2 của chuyển dạ, khi cổ tử cung mở trọn và người mẹ muốn rặn. Tư thế để rặn là tư thế "cong chữ C".

Khi có cơn co, lấy 2 hơi thở sâu kế đó hít một hơi dài, giữ hơi và bắt đầu rặn xuống. Khi rặn tựa cằm vào ngực, mắt nhìn xuống rốn, hết hơi bà mẹ nên rặn tiếp tục và hít một hơi thở sâu khác, giữ hơi và tiếp tục rặn, đến khi hết cơn co tử cung.

Khi hít thở chậm sâu các bà mẹ có thể thực hiện bất cứ tư thế nào cũng được như đang nằm, đứng hoặc ngồi, các bà mẹ càng thư giãn thì việc hít thở càng hiệu quả.

Tiến Khê

Nên đọc
-1 Sa dây rốn: Biến chứng và cách đối phó
-2 Cách nấu món ngọt cho bé không cần dùng đường
-3 Sa dây rốn: Nguyên nhân và sự nguy hiểm
-4 Những lỗi các mẹ thường gặp khi nấu cháo cho trẻ

Theo GDVN

Comments