Những điều chưa biết về tử cung mẹ bầu

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Thông thường, tử cung có hình quả lê. Đến tháng thứ 3 thai kỳ, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 thai kỳ, bộ phận này lại có dạng hình quả lê lộn ngược.

Tử cung là cơ quan mà chỉ phụ nữ mới có. Theo nghiên cứu y học hiện đại nhất, tử cung của phụ nữ là cơ quan thứ 6 trong 6 cơ quan nội tạng chính. Tử cung có những phép biến hóa vô cùng huyền diệu đặc biệt là khi chị em mang bầu mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng đi tìm hiểu vai trò, chức năng và những bí ẩn về cơ quan này nhé!

Tử cung nằm giữa bàng quang và trực tràng có hình quả lê dốc ngược phần trên lồi to gọi là đáy tử cung, phần dưới nhỏ dài gọi là cổ tử cung. Cổ tử cung gắn chặt với âm đạo còn đáy tử cung được kết nối với ống dẫn trứng. Thai nhi trong quá trình mang thai nằm trong tử cung và phát triển hoàn toàn cho đến lúc lọt lòng mẹ.

-1

(Ảnh minh họa)

Tử cung thay đổi thế nào khi mang bầu?

Theo Khám phá, thông thường, tử cung có hình quả lê. Đến tháng thứ 3 thai kỳ, tử cung có dạng hình cầu. Từ tháng thứ 7 thai kỳ, bộ phận này lại có dạng hình quả lê lộn ngược. Những tháng đầu, tử cung to dần và vượt qua khỏi khung xương chậu. Từ háng thứ 4 chúng kéo dài đến cả vùng bụng của chị em.

Kích thước của tử cung khi mang thai: (Từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 9)

Kích thước: Từ 7,5 x 5 x 2,5 cm đến 30 x 23 x 20 cm.

Trọng lượng: Từ 50g đến 1kg.

Khối lượng: Từ 6ml đến 5 lít.

Nhiệm vụ của tử cung khi mang thai?

Trong thời gian mang thai, tử cung đảm nhận ba nhiệm vụ chính:

- Là nơi làm tổ của trứng đã thụ tinh- Phát triển để thích nghi với sự phát triển của thai- Đẩy thai ra ngoài lúc xổ thai.

Trong đó khả năng giãn nở, phát triển của tử cung để thích nghi với sự phát triển của thai là rất quan trọng.

Kích thước tử cung thay đổi thế nào?

Mẹ cần biết rằng, tử cung phát triển theo cấp số nhân khi mang thai. Mẹ có thể tưởng tượng về sự lớn lên của tử cung như ta thổi một quả bóng. Trước khi mang thai, tử cung bằng khoảng quả cam và nằm sâu trong xương chậu.

Khi mang thai đến khoảng tuần 12, tử cung có kích thước bằng khoảng quả bưởi, bắt đầu to dần và vượt qua khung xương chậu.

Đến 3 tháng giữa thai kỳ, tử cung sẽ phát triển nhanh chóng và có thể lớn bằng quả đu đủ. Lúc này, tử cung không thể nằm trọn trong xương chậu được nữa và sẽ lớn hơn, nằm giữa rốn và ngực của mẹ. Tử cung càng lớn, càng chèn ép lên các cơ quan khác, khiến chúng phải di dời khỏi những vị trí vốn có của mình. Tử cung lớn dần cũng khiến rốn mẹ bầu có xu hướng lồi ra nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh nở.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, tử cung của mẹ bầu có thể to bằng khoảng một quả dưa hấu. Gần đến ngày dự sinh, mẹ sẽ cảm thấy một lực chèn ép ở khu vực xương chậu, đó là do em bé đã sẵn sàng để chào đời.

Cổ tử cung thay đổi thế nào khi mang thai?

Cổ tử cung là cấu trúc được tạo hoá thiết kế để bảo vệ bảo vệ bào thai trong suốt quá trình phát triển bên trong tử cung người mẹ. Nó luôn được đóng chặt và chịu được áp lực đè xuống từ các bộ phận đang lớn lên phía trên nó (là tử cung và bào thai).

Khi chuyển dạ, cổ tử cung có khả năng nhận áp lực và co bóp từ trong tử cung để nong dần ra và mỏng dần (xoá mờ cổ tử cung) để em bé có thể lọt qua đường sinh. Thành phần chính của cổ tử cung là collagen có tác dụng giữ cho “cửa ngõ” này luôn kín và chặt.

Nút nhầy cổ tử cung là gì?

Nút nhầy là một khối chất nhầy đặc bên trong cổ tử cung, Khi cổ tử cung giãn ra, những mảnh của khối nhầy này cũng rơi ra, và đó được xem là dấu hiệu sớm của chuyển dạ.

Tử cung có phục hồi hoàn toàn sau sinh không?

Sau khi vừa sinh xong, toàn bộ tử cung sẽ sa xuống, đôi khi chúng sa xuống khá thấp và mẹ có thể sờ thấy cổ tử cung ở khá gần với cửa âm đạo. Tuy nhiên, chúng sẽ dần co bóp để hồi phục kích thước và trở lại vị trí ban đầu. Sẽ mất khoảng 6 tuần để tử cung hồi phục hoàn toàn sau một ca sinh nở.

Những thay đổi ở cơ quan khác

Tuyến vú: Cũng theo báo Đà nẵng điện tử, sau khi có thai, vú và núm vú bắt đầu to ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn, đây là gợi ý đầu tiên về sự có thai. Các hạt nhỏ quanh quầng vú, những tuyến dưới da Montgomery, cũng bắt đầu to lên, tiết chất nhờn làm mềm da và quầng vú. Lúc này vú nhạy cảm, dễ đau hơn khi đụng chạm. Vào những tháng cuối, nắn vú có thể ra ít sữa loãng.

Hệ thống xương khớp: Khớp mu, cùng - cụt giãn mềm giúp khung chậu dễ giãn ra khi đẻ.

Da: Có những vết nám ở mặt, má khiến thai phụ có vẻ riêng. Vết nám có thể ở thành bụng, ở đường trắng giữa. Vì bụng giãn nở nhiều nên da bị rạn nứt màu xanh sẫm do sắc tố sắt đọng lại, sau sinh vết rạn nhạt màu dần, thành màu trắng xà cừ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Những hiểu lầm tai hại về thụ tinh trong ống nghiệm
-3 Sự khác nhau giữa dầu thực vật và mỡ động vật
-4 Thời điểm thụ thai dễ nhất trong tháng
-5 Thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp

Theo GDVN

Comments