Khô âm đạo ở phụ nữ: Triệu chứng và cách đối phó
(Giúp bạn)Không phải bất kỳ phụ nữ mắc chứng khô âm đạo nào cũng có một công thức chung để điều trị. Nên đi khám phụ khoa sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và cung cấp điều trị triệt để.
Theo Người lao động, chứng khô âm đạo thường xuất hiện ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, phụ nữ trẻ tuổi vẫn có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này do nhiễm trùng vi khuẩn. Vì vậy, cách trị chứng “khô hanh” là kiến thức thiết yếu cho mỗi chị em phụ nữ.
Một số nguyên nhân phổ biến của việc khô “cô bé” có thể do thay đổi nội tiết tố, do đang trong giai đoạn mang thai hoặc cho con bú, hay do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Một nguyên nhân nữa cũng khá nhạy cảm đó là việc sử dụng nước hoa hoặc một số sản phẩm tạo mùi cho vùng kín, điều này có thể làm thay đổi lượng vi khuẩn và gây nên “hạn hán” kéo dài.
Triệu chứng
Khô âm đạo có thể đi kèm với một số dấu hiệu và triệu chứng sau:
- Ngứa
- Bỏng rát
- Đau rát
- Chảy máu nhẹ khi giao hợp
- Đi tiểu thường xuyên hoặc tiểu gấp
Một số cách cải thiện tình trạng khô âm đạo
Lưu ý: Phụ nữ đang cho con bú và những người có tiền sử ung thư vú có thể áp dụng 5 phương pháp dưới đây. Phụ nữ sau mãn kinh không có vấn đề về sức khỏe có thể áp dụng cả 6 cách.
Uống nước đầy đủ: Uống từ 6-8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp giữ các mô ẩm ướt, bao gồm cả vùng kín. Lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể sẽ làm giảm tình trạng khô rát khó chịu cho “cô bé”.
Sử dụng các chất bôi trơn: Giải pháp tức thì và hiệu quả để cứu cánh cho chị em phụ nữ chính là các sản phẩm giúp bôi trơn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ để tìm được loại thuốc bôi trơn phù hợp nhất cho bộ phận sinh dục của mình.
Tránh xa các loại dung dịch vệ sinh cá nhân dạng xịt: Phái đẹp nên nói không với các loại thuốc dạng xịt này vì các hóa chất có trong chúng có thể gây tổn thương đến vùng da nhạy cảm của “cô bé”.
Không thụt rửa âm đạo: Thụt rửa âm đạo không những không giúp bạn vệ sinh vùng kín sạch hơn mà nó còn có nguy cơ mất đi độ ẩm cân bằng và làm giảm vi khuẩn có lợi tự nhiên trong âm đạo. Từ đó dẫn đến viêm và khô âm đạo.
Ăn vừa đủ lượng chất béo “tốt” cần thiết cho cơ thể: Cơ thể bạn cần một ít chất béo trong mỗi bữa ăn để cân bằng với lượng hormone giới tính. Dầu hạt lanh và dầu đậu nành có tác dụng như estrogen, nên có thể giảm tình trạng khô âm đạo.
Dùng kem bôi estrogen và thuốc đạn âm đạo (thuốc đặt vào âm đạo): Bạn nên lựa chọn phương án này nếu như bạn đang trong thời kỳ mãn kinh với các dấu hiệu “khô hạn” đặc trưng của giai đoạn này.
Tham khảo thuốc: Vitamin B6 Vitamin B6 tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể như: chuyển hoá amin. Ngoài ra còn tham gia vào chuyển hoá lipid, ảnh hưởng đến sự tạo hồng cầu, đặc biệt trong các trường hợp thiếu máu do rối loạn chuyển hoá acid amin. Thiếu Vitamin B6 gây ra hiện tượng ngứa, viêm da, viêm lưỡi, rối loạn thần kinh trung ương và ngoại vi, động kinh; trường hợp thiếu Vitamin B6 kéo dài có thể dẫn đến nhiễm mỡ gan. |
Tiến Khê
Theo GDVN