Tăng huyết áp khi mang thai

14:49 14/04/2015

(Giúp bạn)Phụ nữ khi mang thai có huyết áp bằng hoặc trên 140/90mm Hg được gọi là tăng huyết áp. Thai phụ quá trẻ hay quá lớn tuổi dễ bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Trang tin điện tử BV Từ Dũ cho biết, tăng huyết áp thai kỳ được định nghĩa là :

- Tăng huyết áp khởi phát sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ

- Không có dấu hiệu nào khác gợi ý tiền sản giật (xem bảng về Các dấu hiệu của tiền sản giật)

- Huyết áp trở về bình thường trong vòng 3 tháng sau sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ có liên quan với các biến chứng thai kỳ, thường xảy ra hơn nếu tăng huyết xuất hiện sớm trong thai kỳ, nếu tiến triển đến tiền sản giật hoặc tăng huyết áp nặng (≥170/110 mmHg).3

-1

Tăng huyết áp có thể có sẵn trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù và đạm niệu (có đạm trong nước tiểu) tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa gọi là hội chứng tiền sản giật - sản giật (TSG).

Những dấu hiệu của bệnh

Theo Sức khỏe & đời sống, Tiền sản giật (TSG) rất nguy hiểm cho thai phụ. Nếu HA không được kiểm soát có thể đưa đến cơn sản giật - cơn co giật: ban đầu có thể là nhức đầu, sau đó cơn co giật cả người trong vài giây đến vài phút. Bệnh nhân lơ mơ trong cơn co giật rồi tỉnh lại một cách chậm chạp.

Cơn co giật có thể xảy ra một lần hay nhiều lần liên tục nếu HA vẫn tăng cao. Càng co giật nhiều lần thì càng nguy hiểm cho mẹ và con. Những dấu hiệu cho thấy bệnh nặng là: nhức đầu, mờ mắt, đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải, tri giác thay đổi.

Ai dễ mắc bệnh?

TSG thường gặp ở những thai phụ quá trẻ (nhỏ hơn 15 tuổi) hay quá lớn tuổi (lớn hơn 35 tuổi), người có con so dễ mắc hơn khi có con rạ, đa thai dễ mắc hơn một thai, bệnh đái tháo đường, yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… cũng là những yếu tố nguy cơ.

Bệnh sẽ khỏi nhanh chóng sau khi sinh, HA sẽ giảm dần tới ổn định. Tuy nhiên, nếu có các biến chứng (tai biến mạch máu não, tổn thương các cơ quan nội tạng mà thường nhất là gan, mật) thì chắc chắn sẽ có di chứng, tùy theo mức độ tổn thương.

Dự phòng tiền sản giật

Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt biến chứng nhờ khám thai tốt. Cần tuân thủ việc điều trị đái tháo đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác đang có sẵn. Sản phụ có thể nghỉ ngơi tại nhà nếu bệnh nhẹ, tự đếm cử động thai, tự theo dõi các dấu hiệu trở nặng như phù tăng, lên cân nhanh, nhức đầu nặng, mắt nhìn mờ, đau vùng gan, buồn nôn, nôn nhiều.

Cần nhập viện ngay khi có một trong các dấu hiệu trên bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được. Nếu xảy ra sản giật, sản phụ có thể rơi vào hôn mê, phù não, xuất huyết não, phù phổi cấp, suy tim, rau bong non gây tử vong cho mẹ và con.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những lưu ý khi sử dụng thuốc viên để có hiệu quả tốt nhất
-3 Bà bầu có được dùng thuốc Cefazolin không?
-4 Nên dự trữ những thuốc gì cho trẻ vào dịp Tết
-5 Cách nhận biết hạt dẻ cười bị tẩy trắng bằng hóa chất

Theo GDVN

Comments