Những điều có thể bạn chưa biết về sảy thai
(Giúp bạn)Phụ nữ càng lớn tuổi thì khả năng bị sẩy thai càng cao. Đó là do ở tuổi này, tỉ lệ gien gia tăng bất thường ở trứng”.
Đã từng sẩy thai thì sẽ bị sẩy những lần mang thai tiếp theo?
Theo Trí thức trẻ, khi một người phụ nữ bị sẩy thai tái phát (được định nghĩa là từ 3 lần sảy thai liên tiếp trở lên), điều quan trọng là bạn cần đi kiểm tra nội tiết sinh sản để tìm kiếm nguyên nhân.
Nếu bạn bị sẩy thai một lần, rất có khả năng bạn sẽ sẩy lại. Tỷ lệ sẩy thai lần hai không tăng nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn từng 2 lần bị sẩy thì nguy cơ sẩy thai lần 3 tăng lên 20%. Sau 3 lần, con số đó tăng đến 30%; sau 4 lần là 40%. Nhưng bạn cũng nên biết rằng, ngay cả khi bạn đã có 4 lần sẩy thai thì bạn vẫn còn 60% cơ hội mang thai thành công.
Tuổi tác có làm tăng nguy cơ sẩy thai?
Các bác sĩ của Trường Cao đẳng sản phụ khoa Mỹ (ACOG) cho biết, với phụ nữ độ tuổi 20-30, nguy cơ sẩy thai là 15%. Tại tuổi 35, tỷ lệ sẩy thai có thể lên tới ¼ và ở tuổi 40 là gần 1/3.
Từng phá thai thì dễ bị sẩy thai?
Nếu bạn từng phá thai, hãy cho bác sĩ của bạn biết. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng có một số ý kiến cho rằng, phá thai nhiều hơn 3 lần khiến cổ tử cung không còn toàn vẹn nữa. Nguy cơ sẩy thai tăng lên nếu sau phá thai, người mẹ mang thai lại sớm (ít hơn 3 tháng sau khi sẩy thai).
Có thể bạn không biết mình đang sẩy thai
Cũng theo Người lao động, bác sỹ Teresa Berg – Giám đốc Khoa bà mẹ và thai nhi, Trung Tâm Y Tế thuộc Trường Đại Học Nebraska (Omaha, Mỹ) – cho biết: “Việc sẩy rất phổ biến và bạn cần phải nhận thức được rằng nó thậm chí có thể xảy ra ngay cả với bạn”.
Bác sĩ Berg nói thêm: “Bạn có thể bị sẩy thai trong 10 ngày đầu tiên thụ thai và thậm chí bạn còn không nhận ra được điều đó. Đôi khi bạn nghĩ việc chảy máu là một dấu hiệu hay giai đoạn của việc mang thai”.
Nhưng thực ra, chảy máu và co thắt dữ dội là hai triệu chứng phổ biến của việc sẩy thai. Nếu bạn đang mang thai và xuất hiện một trong hai dấu hiệu trên thì hãy đi khám bác sĩ hoặc tới phòng cứu để tránh hai biến chứng của có thể xảy ra: Xuất huyết và nhiễm trùng.
Sẩy thai xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ
Sẩy thai hay còn gọi là sẩy thai tự nhiên, là những bào thai không thể sống (hay được sinh ra) trước 20 tuần tuổi. Đó cũng chính là lý do mà các ông bố, bà mẹ phải chờ đến tháng thứ 2 để thông báo tin mừng. Tuy nhiên, hầu hết sẩy thai xảy ra vào trước 12 tuần. Một thai nhi bị mất sau 20 tuần thường được gọi là thai chết lưu.
(Ảnh minh họa)
Sẩy thai không phải do lỗi của người mẹ
Bác sĩ Berg giải thích: “Hầu hết các trường hợp sẩy thai là do bất thường về gien trong phôi thai. Thực sự không có cách nào để dự đoán hoặc ngăn chặn điều đó. Ở trường hợp này, việc sẩy thai là không tránh khỏi”.
Vấn đề cân nặng của bà mẹ
Teresa Berg nói: “Quá ốm hoặc thừa cân đều có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra, bệnh tiểu đường – một biến chứng thường gặp của béo phì – nếu không được kiểm soát tốt cũng làm tăng rủi ro của bạn”
Hút thuốc lá là một nhân tố tăng nguy cơ sẩy thai
Thêm một lý do nữa cho việc gây hại của thuốc lá là nó có thể làm tăng khả năng sẩy thai của phụ nữ.
Quan hệ tình dục không làm bạn sẩy thai
Quan hệ tình dục và cả việc tập thể dục đúng cách đều không làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng của bạn.
Tập thể dục có làm tăng nguy cơ sẩy thai?
Không có bằng chứng cho thấy tập thể dục vừa phải trong quá trình mang thai làm tăng nguy cơ sẩy thai. Mẹ bầu chỉ cần tránh các hoạt động có nguy cơ bị ngã như cưỡi ngựa, trượt tuyết, các môn bóng như bóng đá và bóng rổ… Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần phải uống đủ nước để không bị nóng quá khi tập một môn thể dục nào đó.
Trong thực tế, tập thể dục thực sự có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ tập luyện vừa phải trong suốt thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn 40%. Bên cạnh đó, tập luyện còn ngăn chặn tăng cân quá mức và giúp phụ nữ chuyển dạ dễ dàng hơn.
Điều gì xảy ra sau sẩy thai?
Bạn có thể ra máu lốm đốm và khó chịu trong vài ngày. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu bạn bị chảy máu nặng, sốt, ớn lạnh hoặc đau nghiêm trọng – chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiều khuyến cáo rằng, phụ nữ nên tránh mang thai lại trong 3 tháng đầu sau sẩy thai.
Có thể phòng ngừa sẩy thai không?
Nhiều trường hợp sẩy thai xuất hiện mà không ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể làm giảm tỷ lệ sẩy thai bằng cách chăm sóc tốt bản thân, không dùng thuốc bừa bãi, không uống rượu hay hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử sẩy thai liên tiếp, bác sĩ có thể khuyên bạn kiểm tra di truyền để xem liệu bạn (hay chồng bạn) có bất thường nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến trứng hoặc tinh trùng không.
Tham khảo thuốc: Vitamin B9 Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin. |
Tú Liên
Theo GDVN