Những điều mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm trong 9 tháng mang thai
(Giúp bạn)Để có được một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh thì mẹ bầu ngoài việc cần được chăm sóc đúng cách cũng phải trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ trong suốt quá trình mang thai.
Mang thai là một trong những giai đoạn đẹp nhất trong cuộc sống của bất kỳ chị em phụ nữ nào. Có nhiều người nói rằng cuộc sống của người phụ nữ sẽ không là hoàn hảo đến khi cô ấy mang thai và sinh con. Tuy nhiên, để làm một bà bầu thông minh, chăm sóc bà bầu đúng cách, để có được một quá trình mang thai khỏe mạnh, an toàn là điều không đơn giản.
Mang thai là một quá trình mà người mẹ sẽ nuôi nấng, chăm sóc con khi con mới chỉ ở dạng bào thai. Quá trình này thường kéo dài nhiều hơn hoặc ít hơn 40 tuần một chút. Trước khi có thai, bạn cần lên một bản kế hoạch chi tiết cho mọi việc, tổ chức sắp xếp công việc thật khoa học và chuẩn bị sẵn cho mình một lượng kiến thức vừa đủ để bạn có thể chăm sóc tốt em bé của mình.
- 1
Các triệu chứng khi mang thai
Mỗi một chị em lại có những triệu chứng khác nhau, không ai giống ai một cách tuyệt đối. Có một số triệu chứng phổ biến mà nhiều chị em gặp phải như: ốm nghén, buồn ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, thèm ăn, đau lưng, chuột rút… Một số chị em có những triệu chứng như thế này khi mang thai đặc biệt trong thời gian đầu.
Để giảm bớt những cảm giác khó chịu của thời gian đầu mang thai, các mẹ có thể ăn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin B, folate, photpho... để giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi, giảm triệu chứng buồn nôn và chống táo bón.
Để có được một quá trình mang thai an toàn, khỏe mạnh thì chăm sóc bà bầu đúng cách là một việc làm hết sức quan trọng
- 2
Các bài tập khi mang thai
Nếu bạn đang mang thai, bạn không nên tập thể dục nặng với cường độ cao, nhiều chị em cho rằng đây là giai đoạn nên tập nặng để giữ phom người cho hoàn hảo hay nhiều bà mẹ cho rằng tập thể dục cường độ cao khiến mình đẻ dễ. Bạn có thể tập thể dục nhưng tập thế nào, tập ở mức độ nào với bài tập gì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn và làm theo lời khuyên của họ trong suốt thời gian này. Tuy nhiên, đi bộ và một số thế yoga được các bác sĩ khuyên chị em nên thực hiện theo. Các chuyên gia cho rằng những bộ môn thể dục nhẹ nhàng có ích giúp chị em dễ sinh nở hơn.
- 3
Chế độ ăn uống khi mang thai
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong suốt thời kỳ mang thai. Bạn hãy chắc chắn rằng bạn có quan tâm tới việc ăn uống đầy đủ thức ăn dinh dưỡng, bạn hãy tránh xa những thức ăn nhanh và thực phẩm có chứa nhiều calo. Nếu bạn ăn một chế độ ăn uống cân bằng, điều này sẽ giữ cho bạn và em bé được khỏe mạnh. Bạn hãy tránh xa rượu, thuốc lá và cố gắng tránh xa những người hút thuốc.Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu nên hạn chế dùng trà và cà phê bởi lượng caffeine chứa trong đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người mẹ và cuộc sống của bé sau này.Chăm sóc bà bầu trong 3 giai đoạn của thai kỳ:Ba tháng đầuBa tháng đầu của thai kỳ đặc biệt là trong 4 tuần đầu tiên, cơ thể bạn có thể có những sự thay đổi nhất định. Sự thay đổi này hết sức bình thường để giúp cơ thể người mẹ thích nghi với sự phát triển của một mầm sống bé nhỏ. Có thể bạn thấy mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn, đau lưng… bạn hãy yên tâm và nên nghĩ rằng đó là những triệu chứng hết sức bình thường trong thai kỳ và đa số chị em sẽ gặp phải.Em bé đang trong quá trình hình thành và phát triển, người mẹ cần thận trọng với mọi dấu hiệu bất thường. Bà bầu sẽ hay có cảm giác mệt mỏi, kiệt sức. Trong thời điểm này, cơ thể người mẹ sẽ bị yếu đi và là thời điểm khiến nhiều virus vi khuẩn tấn công, chị em nên giữ sức và có được một chế độ ăn uống ngủ nghỉ thích hợp. Giai đoạn này, bà bầu sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ, sảy thai là một trong những nguy cơ đó, vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho chị em lúc này là hãy nghỉ ngơi và tránh lao động nặng nhọc, tuyệt đối tạm ngừng làm việc nếu làm trong môi trường độc hại, nguy hiểm.Lời khuyên xuyên suốt quá trình này là bạn cần tuân thủ theo đúng lịch khám với bác sĩ của mìnhMang thai 3 tháng giữaTừ tuần thai 13 tới 27: là giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ. Thời gian này bạn có thể thấy trọng lượng của cơ thể mình ngày càng lớn hơn, bạn đã ra dáng là một bà bầu đích thực với vòng eo và hông lớn hơn rồi, bạn nhận thấy rõ ràng sự chuyển động của bé trong tử cung của mình. Lời khuyên của các chuyên gia dành cho bạn lúc này là hãy ăn thật nhiều trái cây, rau quả, uống nhiều nước để tránh táo bón.Tại thời điểm này, thường các chị em sẽ giảm hẳn những cơn mệt mỏi vô lý như trước, giảm hẳn triệu chứng buồn nôn, ốm nghén, thậm chí giai đoạn này còn khiến bà bầu lấy lại hưng phấn tình dục đã mất trong giai đoạn đầu. Giai đoạn này rất thoải mái, nhẹ nhàng vì vậy bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, túc tắc đi mua đồ cho bản thân và bé yêu.Ba tháng cuốiĐây là giai đoạn mệt mỏi nhất và bạn cần tăng tốc để về đích đúng thời hạn. Bạn vừa mệt mỏi vì những thứ do cơ thể bầu bì của mình mang lại và càng phải chịu đựng trọng lượng cơ thể mình đang tăng mạnh đặc biệt là thời kỳ này.Có rất nhiều lời khuyên được đưa ra để giúp bạn lấy lại được cân bằng cho bản thân mình: tập thể dục có thể bằng cách đơn giản là đi bộ quanh nơi ở, bơi lội… Giảm bớt công việc và nếu cần là tạm gác công việc sang một bên để nghỉ ngơi, ăn làm nhiều bữa trong ngày.Thời điểm này bạn sẽ gặp khá nhiều vấn đề về cảm xúc, bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con của mình. Bạn hãy lắng nghe cơ thể mình, mọi sự bất thường mà bạn nhận thấy, chớ chủ quan và bạn hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của mình được biết.Lời khuyên xuyên suốt quá trình này là bạn cần tuân thủ theo đúng lịch khám với bác sĩ của mình.