Những lưu ý và cách phòng ngừa bỏng lửa, nước sôi cho trẻ

14:35 14/04/2015

(Giúp bạn)Bỏng là tai nạn thường gặp tại mỗi gia đình nhất là khi nhà có trẻ em. Phụ huynh cần hết sức lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Vnexpress cho biết, bỏng là tai nạn thường gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí tử vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè.

Thống kê tại các cơ sở y tế cho thấy, trong các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng nước sôi và bỏng lửa chiếm tỷ lệ cao nhất.

-1

Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chủ quan, tự xử lý vết bỏng của mình theo kinh nghiệm. Khi xử lý không đúng cách, vùng da bị tổn thương cần phải mất nhiều thời gian hồi phục, dễ để lại sẹo và đôi khi vấn đề tổn thương da trở nên nghiêm trọng hơn, phải nhập viện.

Chú ý khi trẻ bị bỏng và các phương pháp phòng bỏng khi nhà có trẻ em

Theo Sức khỏe & đời sống:

- Tuyệt đối không được dùng nước mắm, kem đánh răng,… hoặc các loại thuốc mỡ bôi để đắp lên vết bỏng.

Việc sơ cứu không đúng cách sẽ khiến tình trạng bỏng nặng thêm gây khó khăn trong điều trị. Khi trẻ bị bỏng cha mẹ hoặc người thân cần bình tĩnh, nhanh chóng, nhẹ nhàng khi sơ cứu tránh trẻ bị sốc.

Điều quan trọng là cần phòng tránh nguy cơ gây bỏng cho trẻ. Trẻ nhỏ vốn hiếu động, tò mò do đó cha mẹ cần luôn chú ý giám sát trẻ, sắp xếp đồ đạc mọi thứ quanh nhà hợp lý.

- Để phích nước sôi, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa... ở nơi trẻ không sờ hoặc với tới được.

- Bố trí bếp và nơi nấu ăn hợp lý (để bếp lò phẳng, cao để trẻ không với tới được hoặc có vách ngăn không cho trẻ tới gần).

- Khi nấu ăn luôn quay cán nồi, chảo vào phía trong.

- Không để trẻ nhỏ tự ăn, tự tắm vòi nước nóng lạnh, luôn kiểm tra nhiệt độ nước trước khi tắm cho trẻ.

- Khi bê nước nóng, thức ăn mới nấu cần tránh xa trẻ để không va đụng.

- Kiểm tra nhiệt độ của thức ăn, đồ uống trước khi cho trẻ ăn, uống.

- Không nên ăn thức ăn nóng khi bế trẻ nhỏ…

Tham khảo thuốc:

Ginsenglingzhi- Linh Chi Sâm: Dùng trong các trường hợp: cơ thể suy nhược, kiệt sức, mệt mỏi và trong thời gian dưỡng bệnh. Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, tăng cholesterol máu.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Những tác nhân đe dọa trí thông minh của thai nhi
-3 Ăn hải sản nhiều có nguy cơ viêm da
-4 Ảnh hưởng của đồ uống có đường tới kinh nguyệt
-5 Đời sống tình dục của phụ nữ tuổi mãn kinh


Theo GDVN

Comments