Những nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng phấn rôm không đúng cách
(Giúp bạn)Mặc dù phấn rôm có mùi thơm và có tác dụng hút ấm rất tốt nhưng các bác sĩ lại khuyên bạn nên hạn chế hoặc tốt nhất là không nên dùng phấn rôm cho trẻ nhỏ.
Tiềm ẩn nhiều hệ lụy xấu khi dùng phấn rôm không đúng cách
Theo VTC, minh chứng đã chỉ ra rằng phấn rôm có chứa những thành phần, những chất hóa học chính là thủ phạm gây nên những rắc rối với đường hô hấp của trẻ nhỏ, thậm chí là nguyên nhân làm cho bé yêu mắc phải chứng bệnh phổi nguy hiểm nếu sử dụng trong thời gian dài và dùng sai cách.
Không ít bậc cha mẹ còn cho rằng phấn rôm chống hăm rất hiệu quả nhưng trên thực tế xét về góc độ y khoa thì hiện nay chưa có bất cứ bằng chứng nào khẳng định điều này.
Vậy nên bạn có thể không nên thoa lên cơ thể bé một lớp phấn rôm sau khi tắm mà thay vào đó hãy dùng khăn khô, vải mềm thấm nhẹ cũng có thể đạt được hiệu quả tương tự như phấn rôm mà không phải lo lắng đến những tác động xấu như phấn rôm gây ra.
Không chỉ riêng trẻ nhỏ mà ngay cả những chị em phụ nữ cũng có thói quen dùng phấn rôm để thoa vào “vùng kín” để làm khô ráo cơ quan sinh dục. Nhưng điều này thật nguy hiểm vì các chuyên gia đã chỉ ra rằng thường xuyên dùng phấn rôm cho “vùng kín” sẽ khiến bạn tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng, dễ mắc bệnh viêm nhiễm.
Ảnh hưởng đến hô hấp trên
Vnexpress cho biết, trẻ sơ sinh hít phải bột phấn rơm có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản.
Người hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn có thể gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amian tích tụ lâu ngày trong phổi, gây xơ hóa mô kẽ và tạo các u hạt. Biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm.
Bệnh chỉ có thể chữa trị triệu chứng và không có thuốc giải độc đặc hiệu. Những trường hợp ngộ độc hô hấp do phấn rôm cần được theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.
Có khả năng gây ung thư
Tiếp xúc lâu ngày với phân rôm, các khối u ở một số động vật thí nghiệm cũng phát triển thêm. Người ta đã được chứng minh bột talc có thể gây ra các khối u ác tính trong buồng trứng và phổi ở người. 30 năm qua, các nhà khoa học đã xem xét kỹ lưỡng hạt talc và nhận thấy chúng có mức độ nguy hiểm tương đương với amiăng.
Rất nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa việc sử dụng thường xuyên bột talc ở vùng sinh dục phụ nữ và ung thư buồng trứng. Người ta đã tìm thấy những hạt talc trong các khối u buồng trứng ở phụ nữ khỏe mạnh đã sử dụng phấn rôm ở vùng sinh dục thường xuyên.
Không nên dùng phấn rôm cho bé gái
Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng cao gấp 4 lần so với trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có một bé bị u ác tính ở buồng trứng sau này.
Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài. Do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.
Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới của bé gái, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể và nhiễm vào âm đạo của bé.
Tham khảo thuốc: Vitamin A Trên da và niêm mạc: Vitamin A rất cần cho quá trình biệt hoá các tế bàobiểu mô ở da và niêm mạc, có vai trò bảo vệ sự toàn vẹn của cơ cấu và chức năng của biểu mô khắp cơ thể, nhất là biểu mô trụ của nhu mô mắt. |
Tú Liên
Theo GDVN