Những quan niệm cần tránh khi mang thai
(Giúp bạn)Từ trước đến nay có rất nhiều kinh nghiệm dân gian về những điều nên và không nên làm khi mang thai do người đi trước truyền đạt lại.
- 1Ăn cho 2 người?
Mọi người thường cho rằng khi mang thai là người mẹ phải ăn cho 2 người, ăn càng nhiều càng tốt, không bổ mẹ cũng bổ con. Thật ra, đây là quan niệm sai lầm. Không phải cứ ăn càng nhiều là tốt, vì ăn quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Việc tăng cân quá nhiều sẽ khiến cho người mẹ bị béo ra, trong khi đó trẻ chưa chắc được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Không những thế, nó còn gây ra nguy cơ cao huyết áp trong thai kì dễ đưa đến hội chứng Tiền Sản giật - Sản giật nguy hiểm cho mẹ và con.
Bên cạnh đó, việc tăng cân quá mức dễ đưa đến nguy cơ tiểu đường trong thai kỳ, làm bé nặng kg gây sanh khó và bé sanh ra dễ bị hạ đướng huyết sau sanh.
Thông thường khi mang thai chỉ nên tăng từ 9 – 15 kg trong 1 thai kì. Điều quan trọng ở đây không phải là ăn nhiều hay ít, mà là phải ăn đủ các chất dinh dưỡng để mẹ và bé đều khỏe mạnh.
- 2
Ăn nhiều cháo khi sanh người bé nhiều nhớt và da dễ bị lở mụn?
Một số thai phụ cho rằng việc ăn nhiều cháo trong thời gian mang thai làm người em bé bị nhớt và da dễ bị lở khi sanh. Thực tế là không có mối liên quan gì giữa ăn cháo với bé sinh ra người nhiều nhớt và da bị lở cả. Có thể nhiều bé sanh ra mắc một số bệnh về da bẩm sinh hoặc có triệu chứng như trên là do bênh có yếu tố di truyền hoăc bệnh liên quan với chất độc da cam...
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, thai phụ không cần phải kiêng cữ.
- 3
Ăn nhiều rau muống, em bé sanh sẽ có nước da ngăm đen?
Điều này hoàn toàn sai lầm. Vì rau xanh rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong rau muống lại chứa nhiều sắt nên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Nếu trong gia đình đều trắng, trẻ sanh ra lại có nước da ngăm đen có thể là do gen hay giống ai đó trong dòng họ chứ tuyệt đối không phải là do ăn nhiều rau muống.
Do vậy, chúng ta không nhất thiết phải hạn chế việc ăn rau muống. Trong trường hợp thai phụ sanh mổ thì mới kiêng ăn rau muống, vì nó có thể làm cho vết mổ bị sẹo lồi.
- 4
Xoa bụng thường xuyên để âu yếm con?
Rất nhiều người khi mang thai thường “đối thoại” với con bằng cách xoa bụng. Cũng có người thường mat-xa bụng bằng các mỹ phẩm để chữa vết rạn nứt. Tất cả những hành động này đều gây tác động xấu đến thai nhi. Vì khi xoa bụng thường xuyên sẽ kích thích, gây co bóp tử cung, dễ dẫn đến sinh non.
Do vây, lưu ý là không nên xoa bóp nhiều và mạnh ở vùng bụng, đặc biệt là ở vùng đáy tử cung vì đây là nơi khởi nguồn ra các cơn co thắt tử cung.
Khi phụ nữ có mang cần phải đi khám định kì, ít nhất là 5 lần trong 1 lần thai kì để được tư vấn và chăm sóc em bé đúng cách.
- 5
Tập thể duc ảnh hưởng đến thai
Khi mang thai không nên vận động là một quan niệm không đúng. Trên thực tế, nếu tập thể dục đúng cách, đi bộ sẽ giúp việc sanh nở dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên tập nhẹ nhàng, không quá sức vì tập quá sức và không đúng cách có thể làm cơ thể thiếu oxy dẫn đến thiếu oxy cho bé. Chỉ đến khi gần sanh thì mới hạn chế việc đi lại.
- 6
Quan hệ khi mang thai em bé bị dị tật?
Trong y khoa tổng kết, bé sinh ra bị dị tật không có liên quan đến quan hệ vợ chồng trong thời gian thai kì. Đây là một quan niệm sai lầm. Trong thời gian mang thai vợ chồng cũng vẫn nên duy trì quan hệ tình dục vì điều này giúp cân bằng tâm lý và gìn giữ tình cảm vợ chồng.
Tuy nhiên cũng nên tránh không nên quan hệ trong 3 tháng đầu, do lúc này thai đang thành hình dễ gây sảy thai cộng với lúc này còn ốm nghén nên người mẹ còn mệt.
Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9 cũng nên giảm vì dễ gây chuyển dạ sanh sớm và gây vỡ ối sớm. Bên cạnh đó, khi quan hệ cần phải nhẹ nhàng, tư thế nằm nghiêng và nếu cần thiết thì phải tư vấn bác sĩ để có những lời khuyên an toàn hơn.
- 7
Ăn nhiều hải sản sau sanh?
Sau sanh, thai phụ cần phải tránh ăn đồ biển. Tôm, cua, ghẹ… là những loại hải sản rất dễ gây dị ứng. Nếu người mẹ ăn những thức ăn này quá sớm thì sẽ không tốt cho em bé. Thời điểm này, kháng thể của mẹ vẫn truyền qua cho con, đặc biệt là qua đường sữa, do đó trẻ có nguy cơ bị dị ứng cao, hoặc hen suyễn…
Sau 3 tháng, trẻ mới thật sự có kháng thể cho riêng mình, lúc này mẹ có thể ăn được hải sản.
Phụ nữ sau sanh cũng nên tránh ăn đồ lạnh vì cơ thể lúc này đã mất nhiều năng lượng, dễ bị cảm lạnh. Nên khám thai định kì trong thời gian mang thai