Những rắc rối mẹ thường gặp phải khi mang thai

14:50 14/04/2015

(Giúp bạn)Mang thai một em bé khoảng 40 tuần có thể làm bạn có vết rạn da. Rạn da là do làn da bị kéo giãn quá nhanh.

Cơ thể đau nhức

Khám phá cho biết, khi dạ con dãn ra, nhiều mẹ bầu bắt đầu phải chịu các cơn đau ở bắp đùi, xương chậu, bụng, lưng… Mất liên kết, tăng cân kèm thêm áp lực từ bào thai có thể dẫn đến các cơn đau kéo dài gây cảm giác khó chịu cho mẹ bầu. Đau thần kinh tọa cũng là một triệu chứng các mẹ có thể gặp phải khi mang thai.

-1

(Ảnh minh họa)

Biện pháp: sử dụng các loại tinh dầu hương thơm được chiết xuất từ thiên nhiên, kết hợp với các động tác massage nhẹ nhàng lên toàn bộ cơ thể

Bầu ngực trở nên lớn hơn

Nếu bạn có ngực nhỏ thì khi mang thai vòng 1 sẽ trở nên nở nang hơn. Bạn sẽ cảm thấy điều này thật thích thú.

Tuy nhiên, nếu vòng 1 của bạn trước đây đã cực chuẩn rồi thì bây giờ bạn sẽ hơi buồn vì không những bầu ngực to hơn khi mang thai mà còn trở nên xồ xề khiến bạn thiếu tự tin.  Biện pháp: Hãy chọn cho mình một chiếc áo ngực có quả ôm vừa vặn, thật thoải mái bạn nhé!

Táo bón

Đây là một triệu chứng phổ biến ở tất cả các chi em. Khoảng 11-35% phụ nữ có thai bị táo bón, đặc biệt là ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kì.

Nguyên nhân các bà bầu thường xuyên bị táo bón là do thời kì mang thai cơ thể người mẹ có sự thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là sự tăng lên nồng độ Progesterone dẫn đến giảm nhu động ruột. Thức ăn sẽ lưu lại ở ruột lâu hơn và tiêu hóa chậm hơn dẫn đến hiện tượng bị táo bón. Biện pháp: ăn nhiều thức ăn nhiều chất xơ như rau, hoa quả…tránh đồ ăn kích thích , đi lại nhẹ nhàng, hợp lí.

Khó thở

Tri thức trẻ, đến 3 tháng giữa của thai kỳ, không ít thai phụ gặp trục trặc trong quá trình hô hấp. Họ cảm thấy tự nhiên khó thở, có thể kèm theo các triệu chứng khác như tim đập nhanh, chân tay run rẩy, cơ thể mệt mỏi…

Nguyên nhân của tình trạng khó thở là do trong giai đoạn thai nghén, người mẹ cần nhiều oxy hơn và thở nhanh là một trong những cách để lấy oxy vào cơ thể.

Hormone progesterone tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, kích thích trung tâm điều khiển hô hấp trên não. Kết quả, nhịp thở trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Bên cạnh đó, việc bào thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi khiến bạn khó thở nhiều hơn.

Tình trạng khó thở và thở gấp khi mang thai phần lớn là bình thường và không gây hại. Mẹ bầu nên tăng cường nghỉ ngơi, khi ngồi thì nên ngồi thẳng và giữ cho vùng lưng được thẳng khi ngồi để phổi có khoảng không dễ dàng khi tiếp nhận oxy.

Ngay cả khi đứng, bạn cũng nên giữ vùng lưng được thẳng. Cong người lại sẽ khiến bạn khó thở hơn. Khi ngủ, có thể kê vài chiếc gối nhỏ ở phần thân trên để tránh áp lực của thai nhi chèn lên phổi.

Rạn da

Khi thai nhi lớn lên, thai phụ thấy da bị căng và xuất hiện vết rạn ở ngực và bụng. Bạn đừng quá lo lắng vì rạn da là điều bình thường, có thể mờ dần và mất hẳn sau một thời gian. Cách tốt nhất để phòng tránh và hạn chế rạn da là giữ cho cơ thể không bị mất nước và giữ ẩm cho da bằng một loại kem an toàn.

Và nhiều vấn đề khác mà bà bầu phải chuẩn bị tâm lý và đối mặt.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Mẹ bầu nên ăn gì trước khi sinh?
-3 Cách phòng viêm họng ở bà bầu
-4 Những sai lầm thường mắc phải khi chăm con ốm
-5 Rong kinh: Nguyên nhân, triệu chứng

Theo GDVN

Comments