Những sai lầm khi cho bé ăn
(Giúp bạn)Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá nên thường tận dụng thời gian để nghịch ngợm, mày mò, khám phá và lý giải các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Vì vậy, tật xấu vừa ăn vừa chơi, thiếu tập trung trong bữa ăn là căn bệnh ‘chung’ của nhiều trẻ.
- 1
Cho trẻ ăn đồ ngọt ngay sau bữa ăn
Cơ thể bé cần khoảng 200 kalo mỗi ngày từ đồ ngọt như sữa, bánh, kem… Tuy nhiên, nếu mẹ cho bé tráng miệng bằng đồ ngọt sau bữa ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Sau khi ăn no, nếu cơ thể bé lại nạp thêm đồ ngọt sẽ dẫn tới hiện tượng quá tải. Đồ ngọt chứa rất nhiều năng lượng làm bé dễ bị đầy bụng, không tiêu hoặc đau bụng do dạ dày phải hoạt động hết công suất.
Vì vậy, 30 phút sau khi ăn, mẹ mới nên cho bé tráng miệng bằng những lát hoa quả tươi nhé!
- 2
Cho trẻ ngồi xổm khi ăn
Ngồi xổm khi ăn là một thói quen xấu vì nó không chỉ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn mà còn khiến cho cơ thể bé không thể hấp thụ hết các chất dinh dưỡng. Khi trẻ ngồi xổm, cơ bụng bị ép khiến nhu động ruột hoạt động không bình thường. Nếu trẻ ngồi xổm khi ăn trong một thời gian dài thì dưới các áp lực, sự lưu thông máu không bị cản trở, dẫn đến những căng thẳng, dạ dày không được cung cấp máu đầy đủ và làm suy yếu chức năng tiêu hóa.
Một lý do nữa để mẹ không nên cho trẻ ngồi xổm khi ăn, đó chính là khi trẻ ngồi càng sát với mặt đất thì bụi bẩn có thể rơi vào thức ăn khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… và gây ra những căn bệnh đáng sợ. Tốt nhất, khi cho trẻ ăn, cha mẹ nên cho trẻ ngồi trên một chiếc ghế cao vì điều này giúp giãn cơ bụng, máu lưu thông đều đặn và rất có lợi cho chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
- 3
Cho trẻ dùng đồ đã qua chế biến nhiều lần
Vì con rất lười ăn nên hầu như thức ăn mẹ nấu đều bị thừa lại. Tiếc của, mẹ đem số thức ăn còn thừa để vào tủ lạnh và tiếp tục cho con dùng ở những bữa tiếp theo. Thực tế, thói quen này chính là nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân và thậm chí gặp phải nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia sức khỏe trẻ em cho biết rằng, thực phẩm để trong tủ lạnh và được dùng lại vào ngày hôm sau hầu như đã mất đi ít nhiều chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, một vài loại thực phẩm khi để qua đêm còn bị biến chất và trở nên độc hại đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, sự thiếu hiểu biết khi cho con dùng thực phẩm để trong tủ lạnh, dùng đi dùng lại sẽ khiến trẻ bị đau bụng, thậm chí ngộ độc. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn đồ ăn để tủ lạnh và chế biến đi, chế biến lại.
- 4
Cho trẻ vừa chơi, vừa ăn
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo thích khám phá nên thường tận dụng thời gian để nghịch ngợm, mày mò, khám phá và lý giải các sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh. Vì vậy, tật xấu vừa ăn vừa chơi, thiếu tập trung trong bữa ăn là căn bệnh ‘chung’ của nhiều trẻ.
Trẻ ham chơi, bỏ ăn là việc thường xảy ra ở mọi gia đình trẻ do thiếu kinh nghiệm trong cách giáo dục. Nguyên nhân là do ngay từ đầu các bậc cha mẹ không biết phương pháp dạy cho trẻ ăn đúng mà thường nuông chiều dẫn đến mỗi khi cho ăn, trẻ thường đòi hỏi những trò chơi thì mới chịu ăn. Do đó, chúng ta phải thay đổi phương pháp giáo dục cho trẻ ăn chứ không có thuốc nào trị bệnh trẻ ham chơi bỏ ăn.