Rối loạn chuyển hóa lipid máu khi mang thai
(Giúp bạn)Khi mang thai, lipid máu sẽ tăng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cần kiểm soát việc tăng lipid máu bằng lối sống và ăn uống để ngừa nguy cơ sinh non.
Theo Tiền phong, rất nhiều người do thiếu thông tin đầy đủ về rối loạn lipid máu nên vẫn có những quan niệm sai lầm về căn bệnh này.
Rối loạn lipid máu còn gọi là rối loạn chuyển hóa lipid, máu nhiễm mỡ. Bình thường, trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid…Di truyền và yếu tố gia đình được xác định là có liên quan đến rối loạn lipid máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu ở thai phụ
Sức khỏe & đời sống cho biết, những thay đổi trong chuyển hóa lipid ở thai phụ khỏe mạnh diễn ra bình thường và cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
Tuy nhiên, hiện có bằng chứng cho thấy rối loạn chuyển hóa lipid máu đặc trưng bằng tổng cholesterol, LDL mật độ nhỏ cao và cholesterol tốt thấp làm tăng nguy cơ sinh sản bất lợi và nguy cơ tim mạch.
Mang thai bình thường
Thai phụ có mức thay đổi đoán trước được về chuyển hóa lipid, tăng lipid máu trong thai kỳ. Sự gia tăng insulin và sản xuất progesterone dẫn đến giảm lipolysis và tăng sản xuất lipid để vận chuyển qua nhau thai và chuyển hóa. Như vậy, lipid là thiết yếu cho sự phát triển bình thường của bào thai.
Thai phụ cao huyết áp, tiểu đường hoặc sản giật có sự xáo trộn lipid máu xơ vữa. Tổng cholesterol (TC) và trygliceride (TG) đều tăng trong suốt thời gian mang thai. Trong đó TC tăng gấp 2-4 lần các lipid khác so với mức trước khi mang thai. Các thay đổi này không được coi là xơ vữa và sẽ trở lại bình thường sau sinh.
Việc tăng cholesterol tốt (HDL-C) khi mang thai là bình thường và đạt đỉnh vào thai kỳ thứ 2. Phụ nữ sinh nhiều con có xu hướng giảm HDL-C so với người sinh con đầu. Thai phụ có LDL mật độ nhỏ cao khi mang thai có thể tăng nguy cơ bệnh tim mạch sau này.
Lipoprotein
Lipoprotein - Lp(a) - là yếu tố quan trọng quyết định sự tiến triển của bệnh tim mạch. Lp(a) tăng theo tuổi mang thai và giảm xuống bằng với mức trước khi mang thai trong vòng 6 tháng sau sinh. Lp(a) gây nguy cơ rối loạn cao hơn cho phụ nữ so với đàn ông cùng tuổi. Thai phụ bị tiền sản giật cũng có xu hướng tăng mức Lp(a), song chưa có nghiên cứu nào chứng minh kết quả sinh nở bất lợi là do tăng hàm lượng Lp(a).
Lipid và nguy cơ sinh non
Nghiên cứu mới đây cho thấy, rối loạn lipid máu trong thai kỳ đầu làm tăng nguy cơ kết quả sinh con bất lợi. Tuy nhiên, sinh lý bệnh học của mối quan hệ giữa rối loạn lipid máu trước mang thai và trong thai kỳ đầu vẫn chưa được mô tả đầy đủ.
TC thấp trước mang thai và trong thời gian đầu mang thai dẫn đến tăng TG và nguy cơ bào thai chậm phát triển và sinh non. TC cao ở thai kỳ đầu hoặc cuối lại có lợi cho rối loạn, cùng dẫn đến nguy cơ sinh non và bệnh tim mạch sau này.
Liệu pháp chống tăng lipid máu khi mang thai
Dù lợi ích của các liệu pháp chống tăng lipid máu đã được chứng minh, các nghiên cứu thực hiện trên thai phụ chưa nhiều vì họ thường không phải đối tượng được đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Do đó khuyến nghị về điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu ở thai phụ còn hạn chế.
Có thể sử dụng axít béo omega-3 như một phương pháp trị liệu và giảm TG ở thai phụ. Axít Nicotinic (Niacin) cũng làm giảm TG và tăng HDL-C, song chỉ dừng ở mức thử nghiệm và chưa được khuyến nghị. Để có thể mô tả chính xác vai trò của các liệu pháp chống tăng lipid máu ở thai phụ, cần thêm rất nhiều những nghiên cứu trong tương lai.
Tham khảo thuốc: Viên Nang An thai Tasuamum: Bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ trong thời kì mang thai. Giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho người mẹ, thai nhi phát triển khỏe mạnh. |
Phùng Nguyễn
Theo GDVN