Tác hại và những lưu ý khi sinh con muộn

14:47 14/04/2015

(Giúp bạn)Phụ nữ tuổi ngoài 35 mới sinh con thường có nguy cơ tiểu đường, sẩy thai, sinh non, thai lưu, khó sinh, tiền sản giật ở người mẹ, thiểu năng, dị tật ở trẻ… cao hơn phụ nữ trẻ.

Sinh con muộn: nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Trí thức trẻ cho biết, theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trưởng một phòng khám sản khoa ở Hà Nội), phụ nữ tuổi ngoài 35 mới sinh con thường có nguy cơ tiểu đường, sẩy thai, sinh non, thai lưu, khó sinh, tiền sản giật ở người mẹ, thiểu năng, dị tật ở trẻ… cao hơn phụ nữ trẻ.

Bác sĩ Dung giải thích, người phụ nữ bước sang tuổi 35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng giảm dần, khả năng thụ thai kém hơn, nhau thai bám thấp tăng dẫn đến nguy cơ sinh non, độ giãn nở của khung chậu đã bị hạn chế nên việc mang thai và sinh nở lần đầu có nhiều rủi ro cho cả mẹ lẫn con. Đặc biệt, người mẹ sinh con muộn, trẻ sẽ kém thông minh hơn những em bé khác, còn làm tăng nguy cơ nhiễm sắc thể bào thai gây nhiều di chứng ở trẻ.

Phụ nữ tuổi càng cao chất lượng trứng càng giảm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tốt nhất chị em nên sinh con trong độ tuổi an toàn. Phụ nữ ở độ tuổi 20 - 30 sinh con đầu lòng là hợp lý nhất, bởi khoảng tuổi này không chỉ hoàn thiện về thể chất, chất lượng trứng tốt, nguy cơ tai biến thấp mà còn ổn định về tâm lý.

-1

(Ảnh minh họa)

Nếu vì lý do nào đó khiến chị em phải sinh con muộn thì cần phải đi khám, tư vấn bác sĩ để có những lời khuyên hữu ích. Các bác sĩ sẽ tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm để chắc chắn rằng bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh. Nên có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa, tham gia lớp học tiền sản để thêm kiến thức và kinh nghiệm sinh nở.

Những điều bố mẹ lớn tuổi cần lưu ý khi sinh con

Giadinh.net cho biết, với những trường hợp thực sự muốn có thêm con, các ông chồng và các bà vợ lớn tuổi cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có, nên lưu ý đặc biệt đến những vấn đề sau:

- Làm xét nghiệm máu để kiểm men gan, đường huyết, mỡ máu và phát hiện một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan siêu vi B, gene, nhiễm sắc thể.

- Kiểm tra huyết áp và cholesterol để đánh giá tình trạng sức khoẻ nói chung và sức khỏe tim mạch nói riêng

- Làm tinh dịch đồ để kiểm tra số lượng tinh trùng và tình trạng của tinh trùng

- Kiểm tra nội tiết tố để biết chất lượng trứng.

- Chụp tử cung vòi trứng để xem có dấu hiệu bất thường ở vòi trứng không, tránh trường hợp mang thai ngoài tử cung, chửa trứng…

- Kiểm tra tính di truyền và xin ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm…) hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh Down), chậm phát triển trí tuệ, mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh… nếu nghiêm trọng sẽ được thông báo về nguy cơ tiềm ẩn.

- Đặc biệt, vợ chồng bạn cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…)

- Các ông bố cũng nên hạn chế và tiến đến từ bỏ thuốc lá hay các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… nếu muốn có con, nhất là khi đã lớn tuổi.

- Cả bố và mẹ cần bổ sung dinh dưỡng giàu axit folic và vitamin C để tăng cường chất lượng tinh trùng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Rất cần bổ sung acid (400mcg/ngày) trước khi thụ thai cũng như trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, vì nhập ít acid folic làm tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống ở trẻ sơ sinh.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Vitamin E có an toàn khi uống thường xuyên?
-3 Lạm dụng vitamin E làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến
-4 Bổ sung vitamin E có thể giảm men gan ở trẻ
-5 Bà bầu có được uống thuốc Vitamin E không?


Theo GDVN

Comments