Rối loạn đường tiểu ở trẻ do uống nhiều "nước mát"

14:31 14/04/2015

(Giúp bạn)Với trẻ em, khi uống quá nhiều nước thanh nhiệt (như nước sâm, nước mướp đắng, bí đao, hồng trà, trà thanh nhiệt…) sẽ khiến trẻ đi tiểu thường xuyên, bị mất nước.

Trẻ uống "nước mát" nhiều dễ dẫn tới rối loạn đường tiểu

Phụ nữ Online cho biết, với trẻ em, khi uống quá nhiều nước thanh nhiệt (như nước sâm, nước mướp đắng, bí đao, hồng trà, trà thanh nhiệt…) sẽ khiến trẻ đi tiểu thường xuyên, bị mất nước và mệt mỏi do thận phải làm việc nhiều.

Theo bác sỹ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM. cho biết, trường hợp trẻ bị rối loạn tiểu do uống các loại nước thanh nhiệt không hiếm. “Người lớn đang lạm dụng, hoặc chưa hiểu rõ về công dụng của các loại nước thanh nhiệt. Với người trưởng thành, uống những loại nước này cũng cần có liều lượng, trẻ nhỏ càng phải lưu ý nhiều hơn”, BS Diệp nói.

-1

(Ảnh minh họa)

Trên những xe nước mát ở các vỉa hè, ngoài nước sâm còn có nhiều món thanh nhiệt khác như nước đắng, nước mát đóng hộp (nước bí đao, nước khổ qua...), hồng trà, trà thanh nhiệt... Thành phần của nước sâm thường gồm: sâm đại hành, actiso, lá mã đề, mía lau, rong biển, bông cúc, cần tàu, râu bắp…

Trẻ em dưới mười tuổi không nên uống các loại nước này. Đi tiểu nhiều sẽ khiến trẻ mất nước, mệt mỏi do thận phải làm việc nhiều.

BS Diệp cho rằng, thức uống và thực phẩm giải nhiệt tốt nhất cho trẻ nhỏ là sữa, nước trắng. Nếu sử dụng nước đóng chai phải chọn các hãng có uy tín. Phụ huynh nên cho trẻ ăn trái cây để nguyên miếng giúp giải nhiệt mà vẫn đảm bảo các vitamin không bị mất đi do chế biến.

Cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các loại nước cam, quýt, bưởi, dưa leo, táo. Các loại nước quả ép này vừa cung cấp nước lại bổ sung các vitamin và khoáng chất.

Khi cơ thể mất nước nhiều mà không được bổ sung kịp thời dễ dẫn tới:

Rối loạn ở bộ não

85% não của chúng ta là nước, nếu não thiếu nước thì ta rất dễ bị tử vong. Chính não giữ vai trò điều khiển lượng nước trong cơ thể, nếu cảm thấy thiếu nước thì bộ não sẽ “rút” nước từ các bộ phận khác trong cơ thể về não để nuôi sống nó.

Điều này giúp cho não sống được nhưng các bộ phận khác sẽ bị trục trặc. Khi thiếu nước, não báo hiệu cho ta thông qua cảm giác khát. Khi thiếu nước trầm trọng, ta không chỉ có cảm giác khát mà còn bị nhức đầu kèm theo chóng mặt, choáng váng.

Rối loạn thân nhiệt

Khi trời nóng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi bắt đầu tiết ra để thực hiện vai trò làm mát nhằm hạ thân nhiệt. Nếu uống quá ít nước thì sẽ không có đủ nước để tản nhiệt cho cơ thể, có thể tăng thân nhiệt và bị các trạng thái như choáng váng, chóng mặt, sốc nhiệt đưa đến ngất xỉu...

Thận hoạt động chập chờn

Thận có chức năng bài tiết các chất trong cơ thể và nước là một thành phần không thể thiếu giúp thận hoạt động tốt. Nếu uống thiếu nước, việc đi tiểu sẽ giảm, nhiều giờ không mắc tiểu và khi tiểu nước có màu sậm.

Nếu uống không đủ nước, thận sẽ dễ bị nhiễm độc tố và dễ bị nhiễm trùng đường tiểu. Uống đủ nước giúp đi tiểu nhiều, vừa làm loãng số vi khuẩn nhiễm vừa làm sạch lớp thượng bì của hệ niệu, giảm bề mặt bám dính nên vi khuẩn khó tồn tại gây nhiễm trùng.

Uống không đủ nước cũng dễ bị sỏi thận. Do nước tiểu ít, nồng độ oxalate canxi cao gấp nhiều lần nồng độ hòa tan, thế là chất này kết tủa tạo thành sỏi thận oxalate canxi - loại sỏi hệ niệu thường gặp nhất.

Tim hoạt động rất khó khăn

Thiếu nước, máu trong cơ thể trở nên đậm đặc hơn và làm tim khó đẩy máu đi khắp cơ thể. Tim phải tạo áp lực mạnh hơn để đẩy máu nên có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Thiếu nước cũng dẫn đến rối loạn hằng số nội môi, tức áp suất thẩm thấu của máu không còn ổn định, đưa đến rối loạn cân bằng các chất điện giải trong cơ thể như natri, kali, canxi… và rối loạn kiềm toan (máu không còn trung tính mà có tính axít hay tính kiềm). Đương nhiên, rối loạn chất điện giải và kiềm toan sẽ ảnh hưởng xấu với sức khỏe.

Bị táo bón

Ruột trong cơ thể chúng ta cần có nước để đẩy thức ăn đi nhanh, riêng ruột già cần có nước để đẩy phân đi. Có thể xem nước là thứ bôi trơn đường tiêu hóa để mọi thứ lưu thông trơn tru. Nếu thiếu nước, phân đọng lại ở ruột già và khô đi làm chúng ta bị rối loạn gọi là táo bón.

Khi bị táo bón, chất độc bị kẹt trong ruột già sẽ ngấm ngược trở lại vào máu gây nhiễm độc. Do đó, chúng ta cần phải uống đủ nước để không bị táo bón (kết hợp với ăn nhiều chất xơ như rau cải, trái cây).

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Nguy hại sức khỏe từ khẩu trang siêu rẻ
-3 Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì, kiêng gì?
-4 Những cách phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tay chân miệng
-5 Tác hại của thuốc kích dục

Theo GDVN

Comments