Sốt cao không hạ là dấu hiệu của bệnh tay chân miệng ở trẻ

14:30 14/04/2015

(Giúp bạn)Khi bé bị bệnh tay chân miệng mà sốt cao, cần giúp bé hạ sốt ngay tại nhà, nếu trong vài giờ mà không giảm thì nên đưa bé đến bệnh viện.

Cần nắm rõ dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Sức khỏe và đời sống cho biết, về chuyên môn, bệnh tay chân miệng khi có triệu chứng sốt cao mà dùng thuốc hạ sốt kết hợp với lau ấm mà nhiệt độ không giảm hoặc giảm chút ít rồi sốt trở lại là cháu có nguy cơ bị biến chứng thần kinh.

Lúc đó có thể virút gây bệnh tay chân miệng hoặc độc tố có liên quan đến virút này đã tấn công vào tế bào não của bệnh nhân, làm tổn thương trung tâm điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi của não khiến cho chức năng điều hòa thân nhiệt của não bị rối loạn.

-1

(Ảnh minh họa)

Khi trung tâm điều hòa thân nhiệt bị tổn thương thì những loại thuốc hạ sốt thông thường và lau mát tích cực không làm giảm được sốt mà phải có phương pháp điều trị chuyên sâu, thậm chí phải lọc máu liên tục mới có thể giúp cho cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.

Cũng theo trang thông tin điện tử của bệnh viện Nhi đồng 2, bệnh tay chân miệng lây từ người sang người, bệnh lây truyền qua đường "phân - miệng" và tiếp xúc trực tiếp, nhưng chủ yếu lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc tiếp xúc với chất tiết và bài tiết của bệnh nhân trên dụng cụ sinh hoạt, đồ chơi, bàn ghế, nền nhà,.... nhất là khi bệnh nhân hắt hơi, nói chuyên.

Đa số bệnh tay chân miệng có dự hậu tốt, tuy nhiên bệnh do EV71 thường gây các biến chứng thần kinh nặng và có thể dẫn đến tử vong. Biểu hiện chính là tổn thương da -niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối.

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trớ kịp thời. Cần nhắc lại là đa số tiên lượng tốt nên bệnh chủ yếu được điều trị tại nhà, phụ huynh không nên hoảng hốt khi được Bs chẩn đoán là tay chân miệng.

Đi khám lại ngay khi có dấu hiệu nặng như:

- Sốt cao liên tục ≥ 39ºC khó hạ

- thở mệt hay thở yếu, tiêu lỏng hay nôn ói nhiều

- giật mình, chới với, run chi, quấy khóc

- bứt rứt khó ngủ, yếu hay liệt các chi, co giật hay hôn mê.

Hiện tại chưa có vacxin phòng bệnh đặc hiệu, nên các biện pháp phòng bệnh chủ yếu sử dụng các biện pháp phòng bệnh phổ cập, áp dụng phòng bệnh cho bệnh lây qua đường tiếp xúc.

Xử lý

Khi bé bị bệnh tay chân miệng mà sốt cao, cần giúp bé hạ sốt ngay tại nhà, nếu trong vài giờ mà không giảm thì nên đưa bé đến bệnh viện. Các phương pháp hạ sốt thông thường ở nhà gồm: dùng thuốc, lau ấm, uống nhiều nước, nghỉ ngơi.

Thuốc được dùng an toàn là Paracetamol, có thể phối hợp xen kẽ với Ibuprofen theo liều của bác sĩ đã cho, nhưng không được dùng thuốc Aspirin vì Aspirin có thể gây bệnh lý tổn thương gan và não gọi là hội chứng Reye, nguy hiểm đến tính mạng.

Kết hợp với uống thuốc là lau ấm cho bé, dùng nước lạnh pha với nước nóng vào theo tỉ lệ 1/2, dùng khuỷu tay nhúng vào trong thau nước cảm giác giống ấm như nước tắm em bé, rồi lấy 5 khăn sạch nhúng vào thau nước và vắt hơi ráo.

Đặt 2 khăn ở hai bên nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người. Không lau lên ngực bé vì có thể làm bé nhiễm lạnh, dễ viêm phổi. Thay khăn mỗi 2 - 3 phút, cho thêm nước nóng khi nhiệt độ nước thấp hơn yêu cầu, mỗi 15 - 30 phút đo nhiệt độ một lần, khi thấy bé có nhiệt độ < 38,5oC thì ngưng lau ấm.

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi giúp bé mau hết sốt và khỏe nhanh hơn.Tóm lại, khi thấy bé bị bệnh tay chân miệng mà có sốt cao, uống thuốc hạ sốt không làm bé giảm sốt là bé có khả năng biến chứng thần kinh, nên đưa bé nhập viện sớm.

Ngoài dấu hiệu sốt cao ra, trong biến chứng thần kinh còn có các dấu hiệu khác như giật mình nhiều, quấy khóc, bứt rứt, lừ đừ, ngủ gà, yếu tay chân, run rẩy, co giật nhãn cầu, thở bất thường... thì cũng phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay.

Tham khảo thuốc: Paracetamol: 80mg

Paracetamol được dùng rộng rãi trong điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa. Paracetamol được dùng giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Bà bầu không nên ăn gì vào ba tháng đầu thai kì?
-3 Thiếu vitamin B12 dễ gây bệnh gì?
-4 Những ai cần bổ sung vitamin B12?
-5 Khắc phục thiếu máu ở người cao tuổi do thiếu Vitamin B12

Theo GDVN

Comments