Cách sơ cứu khi bé bị côn trùng, động vật cắn

14:36 14/04/2015

(Giúp bạn)Bố mẹ cần nắm được những nguyên tắc đảm bảo an toàn cho bé, đặc biệt là các bước sơ cứu khi bị côn trùng, động vật cắn, đốt.

Những kiến sức sơ cứu giúp bố mẹ chủ động hơn trong trường hợp bé bị côn trùng, động vật cắn

Phải làm gì khi bé bị côn trùng, động vật cắn?

1. Khi bị muỗi cắn:

Theo Trí thức trẻ:

- Mẹ có thể bôi 1 ít kem đánh răng lên vùng da sưng đỏ khi trẻ bị muỗi cắn, vết cắn sẽ dịu đi thấy rõ. Nếu có dầu xanh bạn cũng có thể dùng dầu, tác dụng tương tự.

- Dùng nước sạch rửa qua vết cắn và chà nhẹ lên da một ít muối trắng sạch. Cách này vừa giúp sát trùng và làm giảm ngứa.

-1

Ảnh minh họa

- Chườm một cục nước đá lên vết sưng trong 5 phút.

- Dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh hay giấm thoa lên vết cắn cũng có tác dụng giảm sưng và ngứa cho bé.

2. Khi bị ong đốt:

- Lấy bỏ ngòi cắm của con ong trên da bằng cách dùng một nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng 1 vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi ong. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.

- Rửa vết đốt bằng nước và xà phòng.

- Đặt miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ bị đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh cuốn vào trong một miếng vải đắp lên chỗ bị đốt để giảm sưng đau.

-2

Ảnh minh họa

- Cho nằm nghỉ ngơi nơi mát, uống nhiều nước.

- Khi có nhiều biểu hiện đỏ da, mề đay, ngứa lan rộng toàn thân và có các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc - như nôn mửa, hốt hoảng, bồn chồn, kích thích vật vã, tức ngực, khó thở… cần chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

3. Khi bị rắn độc cắn:

- Nới lỏng quần áo của bé và đưa bé vào chỗ có bóng râm.

- Để bé nằm yên, hạn chế bé cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.

- Rửa sạch vết cắn bằng nhiều nước (nước muối, xà phòng hoặc thuốc sát khuẩn vết thương nếu có) để loại bỏ nọc độc.

- Chườm nước đá ở vết cắn. Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng vết cắn, vì có thể gây chèn ép sau này khi vết cắn sưng phù.

- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. Rửa sạch và băng bó vết thương cẩn thận để không tạo áp suất và gây bầm tím.

- Nhanh chóng chuyển bé tới bệnh viện. Cần giữ cho bé nằm yên trong suốt thời gian vận chuyển, để vị trí vết cắn thấp hơn so với tim để hạn chế sự lan toả nhanh chóng của nọc độc.

Cách phòng tránh trẻ bị động vật, côn trùng cắn

Thông tin tham khảo từ Afamily.vn:

- Không cho trẻ chơi gần tổ ong, thùng rác, nơi nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt.

- Không cho trẻ đi chân đất xuống nền cỏ.

- Không để trẻ nghịch vỏ soda và các loại vỏ hộp có chứa đồ ngọt vì đó là nơi côn trùng thường hay đến tìm thức ăn và trú ngụ.

- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, đi giầy tất khi đi du lịch đến những khu rừng rậm.

- Bôi trước một số loại kem bảo vệ da, tránh côn trùng đốt trước khi đi du lịch, khám phá.

Tham khảo thuốc: Vitamin B2

- Dùng trong bệnh thiếu vitamin B2.

- Rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, trẻ em chậm lớn, thiếu máu.

- Viêm loét da, niêm mạc như loét lưỡi, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm loét giác mạc.

Phùng Nguyễn

Nên đọc
-3 Cách sơ cứu suy hô hấp do dị vật đường thở ở trẻ
-4 Các bước sơ cứu bỏng ở trẻ em
-5 Sơ cứu khi bị ngộ độc dứa, sắn
-6 Sơ cứu người bị ngộ độc thuốc ngủ

Theo GDVN

Comments