Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

13:46 11/02/2014

(Giúp bạn)Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.

  • 1

    Con bạn biết làm gì ở tuổi này?

    • Giao tiếp với thế giới bên ngoài nhiều hơn qua những tiếng thầm thì, gù gù và biểu thị qua nét mặt. Khóc ít hơn.
    • Đáp ứng với nhiều loại kích thích khác nhau. Thích những vật thể có nhiều màu sắc và kiểu dáng. Thích chơi với những đồ chơi như cái lục lạc, trái banh mềm, đồ chơi để bé ôm ấp,…
    • Cố vươn tới một vài đồ vật, túm lấy và nắm giữ chúng trong vài giây.
    • Nhìn theo những vật di chuyển chậm, đặc biệt là những vật di chuyển ngang từ bên này sang bên kia. Quay đầu để giữ cho vật nằm trong tầm mắt.
    • Nghiêng người khi được nằm sấp và cố nâng đầu lên
  • 2

    Những thay đổi quan trọng:

    • Bé đang cố gắng kiểm soát nhiều hơn đầu và thân. Những chuyển động ít loạng choạng hơn.
    • Hệ thần kinh của bé đang trưởng thành rất nhanh. Bé có thể phối hợp giữa nhìn, nắm giữ và bú, điều này có nghĩa là bé cố đưa hết mọi thứ vào miệng bé.
    • Bé bắt đầu thích thú với đôi bàn tay và những ngón tay của mình và ngắm nhìn chúng thật nhiều. Bé bắt đầu để tay vươn tới những vật thể hấp dẫn.
    • Khả năng về thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Bé có thể nhìn từng chi tiết của các vật thể.
    • Giờ giấc ăn, ngủ và tỉnh táo vui chơi của bé ngày càng đều đặn hơn.
  • 3

    Chơi để phát triển:

    • Khi nói chuyện với bé, bạn hãy nhìn trực tiếp vào mắt bé. Khuôn mặt bạn khi nhìn thẳng sẽ có ý nghĩa với bé nhiều hơn là nhìn nghiêng.
    • Cho bé xem nhiều vật thể khác nhau. Để gần bé những vật thể có màu sáng và hấp dẫn để nhìn, nghe hay sờ nhưng phải lớn để bé không bỏ chúng vào miệng. Khuyến khích bé vươn tới vật thể đó hay chạm tới chúng.
    • Đưa cho bé 1 cái lục lạc nhỏ và chỉ cho bé cách lắc nó như thế nào để gây ra âm thanh.
    • Khi có thể, bạn bế bé lên 1 cách an toàn trong lòng để bé có thể tiếp xúc, nhìn thấy quang cảnh xung quanh.
    • Mỗi khi bạn hài lòng hay thích thú với những gì bé làm hãy khen bé và gọi tên bé.
    • Đu đưa bé và hát cho bé nghe. Hãy cho bé thật nhiều quan tâm và yêu thương.
    su-phat-trien-cua-tre-3-thang-tuoi-1
  • 4

    Nuôi dưỡng bé:

    • Hãy nuôi bé bằng sữa mẹ hoặc sữa bột thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé. Không được cho bé uống sữa bò.
    • Nếu bạn nuôi bé bằng sữa bình, nên ẵm bé trong lúc cho bé bú. Đừng bao giờ dựng ngược chai sữa lên.
    • Trừ phi bác sĩ yêu cầu, bạn không nên cho bé ăn dặm vào tuổi này.
  • 5

    Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ:

    • Bạn hãy học cách vắt lấy sữa bình thường hay dùng 1 cái bơm hút.
    • Trong những trường hợp không cho bé bú đưôc hãy cho bé bú sữa mẹ đã được lấy ra, sữa này chỉ được để trong tủ lạnh 24 giờ mà thôi.
    • Bạn cần ăn, ngủ đầy đủ và uống đủ nước.
    • Vẫn tiếp tục dùng những loại vitamine và sữa dành cho bà mẹ có thai và nuôi con bú bạn dùng trước đây.
  • 6

    Chăm sóc bé:

    • Để những vật kích thước nhỏ cách xa bé. Đừng cho bé giữ những vật bé có thể nuốt và bị ngạt.
    • Nếu bé ngủ trong nôi, hãy cho bé 1 cái nôi rộng. Bé cần nhiều khoảng trống cho những hoạt động của mình. Hãy để ý rằng khoảng cách giữa 2 chấn song nôi không rộng hơn 6cm và cao ít nhất 70cm tính từ tấm nệm trở lên.
    • Khi bế bé ra ngoài, hãy mặc đồ cho bé theo như bạn cảm thấy thích hợp, đừng quấn bé trong 3 tấm chăn khi bạn chỉ mặc 1 áo.
    • Ngay cả khi bạn không đi ra ngoài nhiều, bạn cũng cần tìm kiếm trước 1 ngưởi giữ trẻ cho thời gian bạn đi làm sắp tới. Bạn cũng nên mời họ đến gặp bé trước để tạo mối quan hệ.

Comments