Thiếu hụt sắt liên quan đến rối loạn tâm thần ở trẻ
(Giúp bạn)Trường hợp rối loạn sức khỏe tâm thần khá phổ biến ở lứa tuổi thiếu nhi là bệnh tự kỷ, rối loạn tăng động giảm tập trung chú ý.
Theo Sức khỏe và Đời sống, ngày nay, môi trường sống có quá nhiều áp lực khiến nhiều người mắc bệnh mà không biết bởi bệnh chỉ biểu hiện ở dạng rối loạn cơ thể, rối loạn tâm lý, trầm cảm. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, một trong những vấn đề đáng quan tâm trong công tác điều trị sức khỏe tâm thần hiện nay là sức khỏe tâm thần trẻ em, đặc biệt là tự kỷ, tăng động, giảm chú ý ngày càng gia tăng.
Theo đó, bác sĩ La Đức Cương-Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, trẻ nghiện game, nghiện chất gây nghiện, bạo lực học đường, bạo lực hành vi là những nguyên nhân gây nên rối loạn tâm thần. Game âm thầm phá hủy năng lực học tập, nhân cách của trẻ, làm ảnh hưởng khả năng cống hiến của thế hệ tương lai cho đất nước. Bên cạnh đó, áp lực học hành quá nặng khiến trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
Gia tăng rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ
Theo thông tin trên trang web của Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, nghiên cứu mới cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên bị thiếu máu thiếu sắt (IDA) thuộc nhóm nguy cơ đang gia tăng của rối loạn tâm thần, bao gồm rối loạn trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo lắng, tự kỷ.
Theo tác giả nghiên cứu Ya-Mei Bai, tiến sĩ bác sĩ khoa Tâm thần học, bệnh viện Đa khoa Quân Đội Đài Bắc và Đại học quốc gia Yang Ming, Đài Loan, khi gặp những người thiếu máu thiếu sắt, cần xem xét bổ sung sắt để ngăn ngừa di chứng tâm thần và ngỗ ngược có thể có, bác sĩ tâm thần cần kiểm tra mức sắt ở những trẻ và thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần.
Nghiên cứu được công bố trên mạng ngày 4/6/2013 trên BMC Psychiatry. Tác động trên phát triển nhận thức Thiếu máu thiếu sắt thường thấy ở trẻ em, thanh thiếu niên, và phụ nữ ở các quốc gia chưa công nghiệp hoá, và thiếu hụt sắt là thiếu hụt dinh dưỡng thường thấy nhất ở các quốc gia công nghiệp hoá.
Sắt đóng một vai trò quan trọng trong phát triển não bộ, bao gồm sự hình thành lớp vỏ myelin của chất trắng và sự phát triển và chức năng của hệ thống các chất dẫn truyền thần kinh khác, bao gồm dopamin, norepinephrin, serotonin.
Theo bác sĩ Mu-Hong chen, có bằng chứng được ghi chép kỹ trong y văn rằng thiếu máu thiếu sắt ảnh hưởng đáng kể lên phát triển nhận thức, trí thông minh, và trì trệ phát triển theo lứa tuổi. Tuy nhiên, sự kiên kết giữa thiếu máu thiếu sắt và rối loạn tâm thần ở trẻ em/thanh thiêu niên thì hiếm khi được nghiên cứu tỉ mỉ.
Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu Bảo hiểm Y tế quốc gia Đài Loan và phương pháp bệnh chứng để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa thiếu máu thiếu sắt và các rối loạn tâm thần khác nhau. Nghiên cứu bao gồm 2.957 trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt và 11.828 cá nhân khoẻ mạnh phù hợp tuổi và giới tính làm nhóm chứng.
Trong phân tích hồi quy đa biến hiệu chỉnh theo dữ liệu nhân khẩu và các yếu tố nguy cơ có liên quan đến thiếu máu thiếu sắt, trẻ em và thanh thiếu niên thiếu máu thiếu sắt có nguy cơ cao bị rối loạn tâm thần.
Mối liên kết giữa thiếu máu thiếu sắt và rối loạn tâm thần
Rối loạn...........................................................Tỷ số chênh (95% CI)
Rối loạn trầm cảm đơn cực............................2.34 (1.59 - 3.46)
Rối loạn lưỡng cực.........................................5.80 (2.24 - 15.05)
Rối loạn lo lắng...............................................2.17 (1.49 - 3.16)
Rối loạn tự kỷ..................................................3.08 (1.79 - 5.28)
Rối loạn tăng động giảm tập trung..................1.67 (1.29 - 2.17)
Rối loạn giật cơ..............................................1.70 (1.03 - 2.78)
Phát triển chậm...............................................2.45 (2.00 - 3.00)
Chậm phát triển trí tuệ....................................2.70 (2.00 - 3.65)
CI: độ tin cậy
Tham khảo thuốc: Ferlatum Điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Phục hồi lượng sắt dự trữ trong cơ thể. Giúp tái tổng hợp tế bào máu. |
Tiến Khê
Theo GDVN