Những cột mốc phát triển quan trọng của não thai nhi
(Giúp bạn)Nắm được những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não bộ của thai nhi sẽ giúp mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng hợp lý, chăm sóc bé tối ưu.
Trẻ em phát triển theo từng cột mốc
Theo tin từ Dân trí, những nghiên cứu mới nhất của giới y khoa thế giới chỉ ra rằng trẻ em không chỉ lớn lên theo độ tuổi mà còn lớn lên theo từng cột mốc phát triển. Ông Nguyễn Văn Cường – đại diện FrieslandCampina giải thích thêm: Cột mốc phát triển là những hoạt động hoặc các kỹ năng thể chất, tinh thần và giao tiếp trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.
Bên cạnh chiều cao và cân nặng, chính những hoạt động và kỹ năng này sẽ là cơ sở để đánh giá sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ tại một thời điểm nhất định.
Theo tài liệu nhi khoa được giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ y tế, cột mốc phát triển của trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: dinh dưỡng, di truyền và môi trường. Trong đó, dinh dưỡng quyết định đến 32%.
Một số cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển não thai nhi mà mẹ cần lưu ý
Tuần tuổi thứ 8
Theo Tiến sĩ Lynn Singer, Đại học Case Western Reserve, Cleveland, Ohio (Mỹ), bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3, thứ 4, các cảm ứng thuộc ống thần kinh dẫn đến sự hình thành của não bộ và tuỷ sống của thai nhi bắt đầu diễn ra.
Đến khoảng tuần tuổi thứ 8, não bộ của bé bắt đầu phát triển, các tế bào thần kinh trong não được phân nhánh để kết nối với nhau, hình thành những "đường mòn" đầu tiên trên não.
Ở thời điểm này, thai nhi đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ, những bước sóng âm thanh, xung truyền của cảm xúc sẽ kích thích lên não bộ của bé, giúp thai nhi cảm nhận được thông tin phát ra từ mẹ. Vì thế, mẹ nên dành thời gian trò chuyện, hát cho bé nghe ngay từ thời điểm này như một biện pháp hiệu quả hỗ trợ não bé phát triển.
Tuần tuổi thứ 20
Đây là thời điểm các giác quan của thai nhi phát triển bùng nổ và đạt tới đỉnh cao. Các tế bào thần kinh đã được chuyên biệt hóa cho 5 giác quan: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Não bộ của bé phát triển tăng tốc vào giai đoạn này, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thứ 14.
Từ thời điểm này đến cuối thai kỳ, não tăng gấp 6 lần cả về kích thước và khối lượng, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý vào thời điểm này sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết hỗ trợ não bé phát triển toàn diện, ví dụ các loại thực vật đậm màu giàu Acid folic và DHA, sắt, cá, sữa và các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra, việc ba mẹ trò chuyện, giao tiếp với bé bằng lời nói và hành động cũng là yếu tố giúp não bé phát triển tốt hơn.
3 tháng cuối thai kỳ
Não bộ của bé phát triển nhanh nhất trong giai đoạn từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 2 tuổi (đạt khoảng 80% trọng lượng não người trưởng thành) và đạt gần 100% khi bước vào tuổi thứ 6. Thông thường, ở tuần tuổi thứ 28, trên bề mặt não bé xuất hiện vài nếp gấp, dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ.
Não của bé sẽ có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh vào lúc chào đời. Các tế bào thần kinh liên kết chặt chẽ với nhau giúp thông tin được truyền tải nhanh chóng, nhờ vậy, trẻ tập trung, ghi nhớ và xử lý tính huống tốt hơn.
Tham khảo thuốc: Hovid DHA Acid Docosahexaenoic (DHA) là một acid béo omega-3, thuộc nhóm các acid béo thiết yếu. DHA là thành phần sống của phospholipid trong màng tế bào ở người, đặc biệt là trong tế bào não và võng mạc. Nó cần thiết cho sự phát triển thần kinh thị giác và khả năng nhìn của mắt. DHA cần cho sự phát triển bình thường của não ở bào thai và nhũ nhi và duy trì chức năng não bình thường suốt đời. |
Tiến Khê
Theo GDVN