Thực phẩm đông lạnh: 5 điều cần lưu ý khi mua
(Giúp bạn)Mua thực phẩm đông lạnh tưởng như là việc đơn giản nhưng nếu các bà nội trợ không nắm được những lưu ý sau thì sẽ khó chọn được thực phẩm chất lượng và tươi ngon.
Ngày nay, có rất nhiều bà nội trợ sính mua thực phẩm đông lạnh. Bởi thực tế, loại thực phẩm này thường rẻ hơn thực phẩm tươi sống, dễ sử dụng, lại có thể bảo quản lâu hơn, giúp tiết kiệm chi phí cho gia đình.
Thực phẩm đông lạnh dễ sử dụng và bảo quản
Mua thực phẩm đông lạnh tưởng như khá đơn giản nhưng nếu bà nội trợ không nắm được những lưu ý sau thì sẽ khó để mua được thực phẩm tươi mới và chất lượng nhất.
- 1
Quan sát trạng thái sản phẩm
Nên quan sát kĩ trạng thái của thực phẩm trước khi chọn mua
Khi chọn tôm, cá, thịt hay các loại thực phẩm đông lạnh khác, bà nội trợ đừng quên quan sát trạng thái của sản phẩm trước khi quyết định mua.
Việc quan sát này sẽ giúp các chị em nhận biết được thực phẩm có được bảo quản ở nhiệt độ ổn định hay không và đã bị hư hại chưa, từ đo có thể chọn được thực phẩm tươi mới nhất.
Nên chọn các loại thịt mà khi đóng gói không bị kết dính lại với nhauChẳng hạn như với các loại thịt đông lạnh, bà nội trợ nên chọn các loại thịt mà khi đóng gói chúng không bị kết dính lại với nhau, bên trong không có nước, không bị đóng đá hoặc kết băng.
Những sản phẩm đông lạnh nếu bị đóng đá hoặc kết băng tức là đã được bảo quản ở nhiệt độ không ổn định, khiến thực phẩm bên trong bị kết dính lại với nhau. Khi có hiện tượng này xảy ra là sản phẩm có thể đã bắt đầu biến chất hoặc thậm chí sắp bị hỏng.
Do đó, bạn nên mua các sản phẩm đông lạnh được xếp ở phía dưới vì những thực phẩm này được bảo quản trong nhiệt độ khá ổn định.
- 2
Lưu ý đến hạn sử dụng, ngày sản xuất
Ngoài chú ý đến trạng thái của sản phẩm, khi mua thực phẩm đông lạnh, bà nội trợ cũng nên quan tâm đến những thông tin về hạn sử dụng và ngày sản xuất được in trên bao bì.
Người dùng nên đến thông tin về hạn sử dụng và ngày sản xuất được in trên bao bìBạn phải nắm được những thông tin chính như: hạn sử dụng, ngày sản xuất cụ thể… Tốt nhất, bạn nên chọn những sản phẩm đông lạnh có ngày sản xuất gần nhất.
Riêng với những thực phẩm đông lạnh có hạn sử dụng tới một vài tháng, bạn cũng chỉ nên chọn sản phẩm có ngày sản xuất trong vòng 1 tháng trở lại đây.
- 3
Chú ý đến tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc đơn vị phân phối
Khi mua bất cứ thực phẩm đông lạnh nào từ thịt, cá, rau, tôm… bạn cần phải biết rõ sản phẩm đó do công ty nào sản xuất, nhập khẩu hoặc phân phối.
Chú ý đến tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc đơn vị phân phốiKhi mua những thực phẩm đông lạnh được nhập khẩu về, bạn cần phải kiểm tra xem thực phẩm có nhãn mác đầy đủ không, xuất xứ từ đâu và có nhãn phụ bằng tiếng Việt hay không. Các chị em không nên mua những thực phẩm không có nguồn gốc hoặc mập mờ về nơi sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối.
- 4
Quan sát cách thức đóng gói sản phẩm
Để nhận biết được thực phẩm đông lạnh là hàng mới hay hàng tồn được đóng gói lại, bạn cần quan sát cách thức đóng gói của thực phẩm.
Cách thức đóng gói ngay ngắnTất cả thực phẩm đông lạnh khi được bán ra thị trường đều được nhà sản xuất đóng khuôn công nghiệp rất ngay ngắn, không lộn xộn.
Trong khi đó, những sản phẩm đông lạnh đóng thủ công hoặc hàng không đảm bảo chất lượng thì thực phẩm bên trong sẽ được xếp rất lộn xộn, cẩu thả. Chị em không nên chọn mua những sản phẩm có cách thức đóng gói như vậy.
- 5
Tìm hiểu về nhiệt độ bảo quản thực phẩm cụ thể
Nếu chú ý, người tiêu dùng sẽ thấy khi mua một loại thực phẩm đông lạnh nhất định nào đó như thịt, cá, bạn cũng sẽ thấy chúng được bảo quản trong tủ có nhiệt độ từ -18 độ C trở xuống.
Chú ý hoặc hỏi nhiệt độ bảo quản cụ thể của sản phẩm.Để biết chính xác nhất điều này, khách hàng có thể tự xác định bằng cách chủ động nhìn vào các đồng hồ đo nhiệt độ gắn trên các tủ bảo quản. Nếu còn phân vân, hãy hỏi trực tiếp người bán hàng để biết nhiệt độ bảo quản chính xác của thực phẩm mà bạn muốn mua.
Điều này rất cần thiết bởi khi biết được nhiệt độ chính xác, các chị em sẽ sẽ có thể bảo quản thực phẩm đúng cách và an toàn hơn, để chúng luôn tươi ngon, tránh được việc chất lượng sản phẩm bị giảm sút hay bị hỏng.