Trấn an tinh thần cho trẻ khi nhập viện
(Giúp bạn)Khi con bệnh, cha mẹ rất vất vả để mang được con vào viện. Hãy giúp trẻ trấn an tinh thần, gạt bỏ tâm lí sợ hãi mỗi khi phải nhập viện để điều trị bệnh.
Mỗi khi bị ốm và thấy bố mẹ lục đục chuẩn bị đồ đạc cho mình nhập viện là bé Trang gào khóc khản cổ, kiên quyết không đi. Khi thấy bác sĩ là bé cứ xua tay đuổi đi, mặt tái xanh vì sợ… Bố mẹ bé Trang vô cùng vất vả, không biết có cách nào giúp bé Trang giảm bớt “ác cảm” đối với bệnh viện.
- 1
Đầu tiên, cha mẹ hãy từ từ nói với con về việc con phải vào viện mới khỏi bệnh. Hãy dùng những lời lẽ và hình ảnh sinh động để miêu tả bệnh tật của con như một thứ xấu xí cần phải loại bỏ, như vậy trẻ sẽ hăng hái hơn vì những mình họa đó có thể khiến trẻ cảm thấy mình như một người anh hùng.
- 2
Khi trẻ biết càng nhiều thông tin về nơi chúng đến là bệnh viện, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn là bất thình lình bạn mang con vào viện với nỗi ám ảnh của riêng trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy chia sẻ bất kỳ tình hình chăm sóc sức khỏe của các bác sĩ thật thoải mái mà con sẽ được hưởng. Tuyệt đối ngày thường không nên hăm dọa trẻ bằng hình ảnh bác sĩ tiêm thuốc mỗi khi con không nghe lời.
- 3
Nếu con của bạn là dưới 5 tuổi, bạn nên nói chuyện với con trong vòng 1-2 ngày để trẻ có kinh nghiệm đối với môi trường của bệnh viện. Đối với trẻ lớn hơn thì khoảng thời gian cần phải có để trẻ chuẩn bị tâm lí nhiều hơn.
- 4
Thông thường, cha mẹ mỗi khi cho trẻ nhập viện thường nói dối trẻ về bệnh của chúng. Đó thực sự là điều không nên. Bố mẹ hãy trung thực nói về bệnh của trẻ cho trẻ biết. Vì khi không nói sự thật với trẻ, có thể khi buộc phải tuân theo phác đồ điều trị đặc biệt trẻ sẽ dễ bị sốc và tổn thương tâm lí.
- 5
Sử dụng các từ đơn giản để giải thích cho trẻ hiểu về bệnh của bản thân trẻ và yếu tố trung thực khi nói với con về bệnh tật của con cũng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Khi trẻ hỏi các câu hỏi ngược trở lại, nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi của con mình, bạn đừng vội nói ngay với trẻ rằng bạn không biết mà hãy nói với trẻ rằng có một nơi có thể giúp trẻ tự tìm hiểu về bệnh của nó một cách rất thú vị. Điều này sẽ tạo sự tò mò và mong muốn được khám phá của trẻ.
- 6
Cha mẹ hãy nhấn mạnh rằng việc ở lại bệnh viện chỉ là tạm thời cho đến khi trẻ khỏi bệnh. Điều này sẽ động viên trẻ rất nhiều.
- 7
Nếu trẻ phải ở lại bệnh viện lâu dài, bố mẹ hãy trấn an trẻ rằng cả nhà sẽ ghé thăm thường xuyên và sẽ ở lại chơi với trẻ khi trẻ mong muốn. Bố mẹ cũng có thể tạo sự thoải mái cho trẻ bằng cách xin phép bệnh viện thực hiện những mong muốn nhỏ của trẻ ví dụ như trẻ có thể mặc bộ đồ ngủ riêng của mình…
- 8
Cha mẹ hãy trò chuyện với trẻ và chỉ ra cho trẻ thấy những điểm tương đồng giữa bệnh viện và nhà của mình chẳng hạn như: các bữa ăn sẽ ngon hơn và thường xuyên có bạn bè ăn cùng, trẻ sẽ có cơ hội được vui chơi với các bạn, hơn thể ở bệnh viện trẻ sẽ có giường riêng của chính mình… Bằng việc chỉ ra những điểm tương đồng thậm chí là dễ chịu hơn ở nhà trẻ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và tự giác hơn khi nhập viện.
- 9
Khi con bị bệnh, cần phải nhập viện để chữa trị, cha mẹ hãy mua hoặc mượn một cuốn sách ở thư viện dưới dạng một cuốn truyện có hình vẽ minh họa thật sinh động mô tả một bệnh viện là một nơi dễ chịu và đọc cho con nghe.
- 10
Có thể khuyến khích trẻ tới bệnh viện bằng một phần thưởng trẻ mong muốn để trẻ có động lực hơn hoặc cha mẹ cũng có thể lấy những ví dụ về gương bạn bè của con rất ngoan và giỏi khi phải điều trị ở bệnh viện.