Trẻ em không nên dùng thuốc Naproxen
(Giúp bạn)Naproxen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Nó hoạt động bằng cách giảm các kích thích tố gây ra viêm và đau trong cơ thể.
Naproxen là gì?
Theo Chuyên trang y học của Benh.vn, Naproxen là một loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs). Nó hoạt động bằng cách giảm các kích thích tố gây ra viêm và đau trong cơ thể.
Naproxen được sử dụng để điều trị đau hoặc viêm gây ra bởi các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, bệnh gút, hoặc đau khi kinh nguyệt. Naproxen cũng có thể được sử dụng cho các mục đích không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc.
Dược động học
Cũng theo Sức khỏe và đời sống, Naproxen hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khi uống 2 - 4 giờ. Dưới dạng muối naproxen natri, thời gian đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương nhanh hơn (Cmax 1 - 2 giờ). Thức ăn trong dạ dày làm chậm sự hấp thu nhưng không làm ảnh hưởng đến mức độ hấp thu thuốc.
(Ảnh minh họa)
Khi uống naproxen một liều duy nhất với một thuốc kháng acid (có khả năng đệm 54 mEq) nồng độ đỉnh naproxen trong huyết tương không thay đổi, nhưng thời gian đạt được nồng độ đỉnh bị rút ngắn, nhưng không có ý nghĩa lâm sàng.
Thuốc cũng được hấp thu qua đường trực tràng nhưng thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương chậm hơn nhiều so với đường uống. Ở liều điều trị, thuốc gắn vào protein huyết tương khoảng 99%. Khi các vị trí gắn với protein bão hoà (liều 500 mg/lần, 2 lần /ngày) nồng độ thuốc tự do trong huyết tương tăng lên và tăng sự thanh thải thuốc qua thận.
Ở bệnh nhân bị suy thận, thuốc gắn protein huyết thanh giảm so với người bình thường. Thể tích phân bố khoảng 0,16 lít/kg. Thuốc có thể khuyếch tán vào dịch ổ khớp, rau thai. Trong sữa mẹ nồng độ thuốc xấp xỉ 1% so với nồng độ trong huyết tương mẹ.
Nửa đời của thuốc trong huyết tương khoảng 13 giờ. Nửa đời huyết tương và đào thải thuốc tương tự ở trẻ em và người lớn. Độ thanh thải khoảng 0,13 lít/phút/kg. 95% liều dùng được thải qua nước tiểu dưới dạng demethyl hoá, dạng liên hợp cũng như dạng chưa bị chuyển hoá. Dưới 5% thải trừ nguyên vẹn qua phân.
Thận trọng khi dùng thuốc
Do thuốc có tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hoá nên trong quá trình điều trị cần theo dõi các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hoá đặc biệt với bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu.
Khi có triệu chứng chảy máu đường tiêu hoá phải ngừng thuốc ngay. Ở những bệnh nhân có nhiễm khuẩn hoặc nhiễm khuẩn tiềm tàng nếu dùng naproxen có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể với yếu tố gây nhiễm khuẩn và làm lu mờ các triệu chứng nhiễm khuẩn.
95% naproxen và chất chuyển hoá của naproxen được lọc và thải trừ qua thận. Do vậy, khi dùng thuốc ở những bệnh nhân có tổn thương thận cần hết sức thận trọng và phải thường xuyên kiểm tra creatinin máu để chọn liều thấp nhất có tác dụng.
Naproxen ức chế COX, làm giảm sự tưới máu thận, do vậy ở những bệnh nhân suy tim, xơ gan, thận hư đang dùng thuốc lợi niệu, bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở người cao tuổi khi bắt đầu dùng naproxen cần phải kiểm tra cẩn thận thể tích nước tiểu và chức năng thận.
Ở những phụ nữ đang đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung khi dùng naproxen phải chú ý vì thuốc làm giảm hiệu quả tránh thai.Khi đặt trực tràng naproxen có thể gây kích ứng hoặc chảy máu.
Thuốc làm giảm sự tập trung nên phải thận trọng khi lái tàu xe, vận hành máy móc.Thời kỳ mang thaiKhông có bằng chứng naproxen gây quái thai trên súc vật thực nghiệm, nhưng thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu.
Không dùng naproxen cho phụ nữ có thai trong 3 tháng cuối vì thuốc làm đóng ống động mạch sớm dẫn đến làm tăng áp lực động mạch phổi, ngoài ra thuốc còn gây độc cho thận của thai nhi và có thể gây chảy máu kéo dài cho mẹ và cho trẻ sơ sinh khi chuyển dạ. Thời kỳ cho con búNaproxen đi qua sữa mẹ và có thể gây các tác dụng không mong muốn cho trẻ, vì vậy nếu bà mẹ dùng thuốc nên ngừng cho con bú.
Tham khảo thuốc: Naproxen Điều trị viêm và đau do viêm khớp dạng thấp, bệnh gút cấp, viêm xương khớp và viêm đốt sống cứng khớp cũng như các chấn thương mô như viêm gân, viêm nang, còn dùng điều trị đau kinh. |
Tú Liên
Theo GDVN