Triệu chứng khó nói ở vùng kín bà bầu

10:39 11/02/2014

(Giúp bạn)Những thay đổi ở vùng kín khi mang thai sẽ khiến nhiều chị em lo lắng.

  • 1

    Tại sao tiết dịch âm đạo lại ra nhiều khi mang thai?

    Đó là hiện tượng chung của rất nhiều phụ nữ trong thai kỳ. Thông thường, đối với phụ nữ ai cũng có một ít dịch nhầy không có mùi hoặc mùi tự nhiên, màu trắng sữa. Khi bạn mang thai, dịch nhầy này tiết ra nhiều hơn vì sự tăng lên của nồng độ estrogen và máu di chuyển đến cơ quan sinh dục nhiều hơn. Đây là kết quả tự nhiên của những tế bào cũ trong thành tử cung và vi khuẩn chết được đào thải.

    Đặc biệt khi bạn gần tới ngày sinh thì dịch nhầy càng ‘ồ ạt’ chảy ra hơn. Khi cổ tử cung bắt đầu mở ra rộng hơn, nó làm bật ra các múi cơ và bạn nhận thấy rằng, những dịch nhầy này trông như màu trắng trứng, giống hệt nước mũi mà bạn thường bị chảy ra khi cảm lạnh. Có trường hợp còn dính một chút máu.

  • 2

    Đối phó với hiện tượng này thế nào?

    Dịch âm đạo xuất hiện nhiều hơn khi mang thai là hiện tượng hết sức bình thường. Trong trường hợp này bạn không cần phải làm bất cứ điều gì mà chỉ nên:

    -    Giữ cho vùng âm đạo luôn được sạch sẽ và khô thoáng.

    -    Chỉ sử dụng nước rửa vệ sinh vùng ngoài âm đạo và không tự ý thụt rửa trong âm đạo.

    trieu-chung-kho-noi-o-vung-kin-ba-bau-1

    -    Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

    -    Mặc đồ lót với chất liệu thấm hút tốt.

    Bạn cần biết rằng việc tự ý thụt rửa âm đạo vô tình khiến làn da vùng kín bị kích ứng và phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn trong âm đạo.

  • 3

    Khi nào hiện tượng này là bất thường?

    Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nữa hộ sinh nếu dịch âm đạo xuất hiện với những triệu chứng sau:

    -    Dịch âm đạo có mùi tanh khó chịu.

    -    Dịch âm đạo sủi bọt, có màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

    -    Dịch âm đạo bị đóng thành cục.

    -    Cảm thấy đau hoặc ngứa ngáy nhiều nơi vùng kín.

    Với những triệu chứng này, có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc một bệnh nào đó tương tự. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ nếu dịch âm đạo của bạn có màu nâu đi kèm với đốm máu. Đây là hiện tượng khá phổ biến đầu thai kỳ.

  • 4

     Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng âm đạo?

     - Giữ cho vùng kín càng khô ráo càng tốt. Tránh mặc quần lót ẩm ướt, quần chật bó sát, ngăn da tiếp xúc với không khí gây rối loạn tuần hoàn máu; nên thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày để giữ "vùng kín" luôn khô ráo, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các loại nấm và vi khuẩn.

     - Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và "vùng kín" hàng ngày. Không tắm bằng bồn lâu; không ngâm mình trong nước ao hồ hoặc những vùng nước bẩn khác.

    trieu-chung-kho-noi-o-vung-kin-ba-bau-2

    - Nên dùng nước ấm để làm sạch "vùng kín". Nếu có dấu hiệu bị viêm nhiễm như: ngứa, dịch âm đạo có mùi hôi... thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị.  

    - Không nên dùng thường xuyên dung dịch vệ sinh để rửa "vùng kín", vì các hóa chất trong dung dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, làm mất độ pH tự nhiên trong môi trường âm đạo, dễ gây khô rát, khó chịu.

    - Sau khi đi vệ sinh hoặc đi tiểu, cần làm sạch "vùng kín" bằng cách lau khô bằng khăn bông chuyên dụng. Khăn bông cần được thay giặt hàng ngày.

    - Tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo, vì dễ gây tổn thương cho vùng âm đạo và xuất huyết tử cung.

    - Tránh giao hợp ở những tuần đầu mang thai và tháng cuối cùng, vì sẽ nguy hiểm tới thai nhi, có thể dẫn tới sinh non. Trước và sau khi quan hệ, hai vợ chồng cần phải vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ. Tốt nhất người chồng nên dùng bao cao su, không xuất tinh vào trong âm đạo.

Comments