Vòng 1 bị đau: Xử lý như thế nào?
(Giúp bạn)Nếu “vòng 1” đột nhiên xuất hiện cơn đau dữ dội mà mang tính kéo dài, cũng như kèm có nắn đau thấy rõ, nên nghĩ đến các loại bệnh viêm “vòng 1” cấp tính.
Nguyên nhân gây đau vòng 1
Nếu vòng 1 đau mang tính bộc phát, hơn nữa thường bắt đầu đau trước kỳ kinh, hoặc đau nặng hơn trước khi có kinh; giảm nhẹ hoặc biến mất sau khi hết kinh, đau dạng căng hoặc như kim đâm, đôi lúc sẽ lan từ vùng dưới nách hoặc vùng vai sau, sờ tại chỗ có đau nhẹ đến vừa, nên nghĩ đến diễn biến bệnh mang tính tăng sinh.
Đau khi hành kinh
Theo Phụ nữ Online, mỗi lần đèn đỏ chuẩn bị bật sáng thì vòng 1 cũng trở nên đau nhức, thậm chí cương to. Cơn đau này kéo dài khoảng năm ngày, khi kinh xuất hiện cũng là lúc vòng 1 giảm dần sự căng đau. Một số nhỏ bị đau ngực suốt cả chu kỳ kinh, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường.
Đây là những cơn đau tuy khó chịu nhưng lại là dấu hiệu “bảo hành” của hệ thống nội tiết - sinh dục, khả năng có con. Khi mãn kinh, những cơn đau này sẽ không xuất hiện vì nội tiết tố sinh sản không còn là bao.
Đau ngực khi mang thai
Theo ThS-BS Nguyễn Hữu Trung - Trưởng phòng khám Phụ sản Eva Hoàng Gia TP.HCM, khi người phụ nữ có thai, các ống tuyến vú bắt đầu phát triển, thai phụ sẽ thấy vòng 1 của mình lớn hơn. Khi thai càng lớn, mô tuyến vú càng nhiều hơn, thai phụ có cảm giác căng hai bầu vú, hơi đau nhẹ.
Đau khi cương sữa
Cương sữa mà chưa kịp cho con bú, hoặc không muốn cho con bú vì sợ hư ngực sẽ… rất đau. Cơn đau nhức kéo dài mãi đến khi lượng sữa được cơ thể “thanh toán” hết. Khi cương sữa, một số người bị sốt nhẹ. Nếu thấy sốt cao kèm theo nổi u ở vú, đặc biệt, vú một bên căng, đau… hãy nghĩ đến áp-xe vú.
Đau ngực giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh
Trong độ tuổi từ 45 - 55, khi thấy cơn đau ngực xuất hiện kèm theo dấu hiệu kinh nguyệt thưa thớt, thời gian có kinh rút lại từ ba - năm ngày còn một - hai ngày, lượng máu mỗi kỳ kinh cũng ít đi và dần dần cạn hẳn thì điều đó chỉ báo hiệu sự thay đổi về nội tiết tố. Sau một thời gian, khi các nội tiết sắp xếp vị trí “hưu” ổn thỏa thì ngực không còn đau nữa.
Khối u
Thay đổi sinh lý, rối loạn nội tiết trong cơ thể người phụ nữ độ tuổi từ 35 - 40. Sợi bọc thay đổi có thể gây đau vú và có những cục nhỏ gọi là nang có thể biến mất hoặc to ra theo chu kỳ kinh nguyệt.
Đau “vòng 1” điều trị như thế nào?
Sức khỏe và Đời sống cho biết, sau khi bác sĩ thăm khám tỉ mỉ, báo cho người bệnh biết không bị khối u, cơn đau vòng 1 của một số người bệnh sẽ có thể hóa giải. Ngoài ra, khuyến cáo người bệnh nên quan tâm tính thích hợp và thoải mái khi mặc áo ngực, đồng thời giảm hấp thu chất béo động vật và thức ăn chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, chocolate.
Tăng hấp thu vitamin A, B, E giúp giảm nhẹ cơn đau vòng 1. Đối với người có cơn đau vòng 1 dữ dội mà ảnh hưởng đến làm việc và nghỉ ngơi thì cần tiếp nhận điều trị bằng thuốc.
Bạn cần
Tránh hấp thu bơ sữa và các chất béo khác
chất béo sẽ gây rối loạn khả năng của các acid amin cần thiết (từ thức ăn) chuyển hóa thành y-carboxyglutamate (GLA). GLA thúc đẩy hình thành prostaglandin E, kích tố này có tác dụng ức chế prolactin.
Đảm bảo yên tĩnh
Khi căng thẳng, cortisol do tuyến thượng thận bài tiết cũng có tác dụng gây rối loạn chuyển hóa GLA.Không dùng thức ăn cay mặn: thức ăn nhiều muối dễ làm vòng 1 căng to, nhất là 7 - 10 ngày trước khi có kinh nên tránh loại thức ăn này.
Đắp lạnh hoặc đắp nóng
Một số bạn gái dùng tay ngâm trong nước đá, sau đó “đắp” lên vòng 1, giúp hóa giải bất ổn vòng 1. Một số bạn gái khác dùng túi chườm nóng hoặc bằng cách tắm nước nóng để giảm đau vòng 1. Cũng có người khám phá rằng, thay phiên đắp lạnh, đắp nóng có hiệu quả nhất.
Tiến Khê
Theo GDVN