Xu hướng điều trị tim nhanh kịch phát ở trẻ

14:29 14/04/2015

(Giúp bạn)Phải thận trọng cân nhắc vì lí do an toàn và chỉ nên thực hiện ở những trung tâm tim mạch nhi khoa có đầy đủ các trang thiết bị thích hợp cũng như bác sĩ chuyên khoa được đào tạo và có kinh nghiệm

Xu hướng điều trị tim nhanh trên thất

Theo Sức khỏe và đời sống, điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp: Đây là phương pháp điều trị phổ biến hiện nay. Các thuốc chống loạn nhịp để cắt cơn và dự phòng tái phát cơn cho các bệnh nhân có cơn tim nhanh kéo dài và cơn tim nhanh nguy kịch.

Tuy nhiên, việc dùng các thuốc chống loạn nhịp có nhiều hạn chế: không điều trị được triệt để, uống thuốc hàng ngày, dùng thuốc kéo dài, tác dụng hạn chế (hiện tượng kháng thuốc), tác dụng phụ của thuốc, chi phí đi lại và thăm khám nhiều lần.

Giải pháp điều trị triệt để: Phương pháp can thiệp điều trị bằng sóng cao tần được lựa chọn hàng đầu đối với người lớn và trẻ lớn cho hầu hết các loại tim nhanh. Đây là biện pháp điều trị triệt để, chống tái phát cơn, tỉ lệ điều trị thành công trên 95%, ít tai biến và biến chứng do kĩ thuật. Đây cũng là phương pháp thay thế cho phương pháp phẫu thuật điều trị loạn nhịp trước đây.

-1

(Ảnh minh họa)

Phương pháp can thiệp điều trị được thực hiện bằng sử dụng một hệ thống các thiết bị chẩn đoán công nghệ cao cùng với 3 dây điện cực được đưa qua da vào mạch máu rồi vào trong tim. Đầu các dây này được gắn các điện cực và được đặt tại các vị trí khác nhau trong tim, thông qua các điện cực đó, sóng điện tim tại từng vùng được ghi lại và phân tích.

Thông qua các điện cực đầu dây tiếp xúc với mô tim, dùng máy kích thích tim theo chương trình nhằm tái hiện cơn tim nhanh và phát hiện các đáp ứng điện tim bất thường. Quá trình này được gọi là kĩ thuật “thăm dò điện sinh lý”.

Nhờ đó, các bác sĩ đã xác định được nguyên nhân và cách thức gây tim nhanh. Cụ thể: Một dây điện cực đốt triệt được đưa vào trong tim để dò tìm vị trí mô tim bất thường, sau đó, năng lượng được phát ra từ máy phát sóng radio cao tần được truyền đến đầu điện cực này chuyển thành nhiệt lượng làm tổn thương và vô hiệu hóa mô tim bất thường đó.

Thủ phạm gây bệnh là 2 đường dẫn truyền xung điện tim bất thường nối giữa tâm nhĩ và tâm thất đã bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, phải thận trọng cân nhắc vì lí do an toàn và chỉ nên thực hiện ở những trung tâm tim mạch nhi khoa có đầy đủ các trang thiết bị thích hợp cũng như bác sĩ chuyên khoa được đào tạo và có kinh nghiệm trong can thiệp nhịp trẻ em.

Trẻ em càng nhỏ, kích thước giải phẫu mạch máu và tim càng nhỏ thì nguy cơ tổn thương càng cao khi làm can thiệp. Hơn nữa, ở trẻ em, các rối loạn nhịp trên bệnh nhi bị tim bẩm sinh, nhất là sau phẫu thuật tim cũng thường gặp, can thiệp trên những bệnh nhân này cũng khó khăn do những thay đổi về cấu trúc của hệ thống tim mạch.

Phòng tránh rối loạn nhịp tim bằng cách nào?

- Theo Tuổi trẻ, lựa chọn một thói quen sống tốt: tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.

- Không hút thuốc lá.

- Hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.

- Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

- Điều trị tốt các bệnh lý liên quan: bệnh xơ vữa mạch, mỡ máu cao, bệnh mạch vành, bệnh van tim, bệnh tuyến giáp.

Tú Liên

Nên đọc
-2 Tim nhanh kịch phát ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết bệnh
-3 Ung thư tuyến nước bọt
-4 Những tiết lộ "bí mật" của "cô bé" bạn chưa biết
-5 Xử lý khi trẻ bị nôn trớ

Theo GDVN

Comments