Biểu hiện của bệnh phụ khoa?
(Giúp bạn)
Bệnh phụ khoa có biểu hiện như thế nào? Xin hỏi bệnh phụ khoa có biểu hiện như thế nào. và cách phòng tránh bệnh phụ khoa?
Những biểu hiện của bệnh phụ khoa
Bạn có hay bị đau lưng, mỏi eo hoặc đau phần bụng dưới hay đau bụng kinh? Đa phần phụ nữ lơ là, cố nhịn qua cơn đau. Thực tế là một số biểu hiện lại tiềm ẩn bệnh phụ khoa.
Mỏi eo, nhức lưng - Viêm xương chậu
Nếu cảm thấy dễ mệt mỏi, kèm theo mỏi eo nhức lưng, rất có khả năng vấn đề không chỉ nằm ở đốt xương lưng mà còn ở xương chậu.
Nếu kèm theo cả nóng sốt, đau đầu, kiệt sức toàn thân, bạch đới nhiều, thậm chí khi nhấn vào phần bụng dưới đau nhức, đi tiểu buốt hoặc hậu môn lồi ra, lúc đó càng nên nghĩ đến viêm xương chậu.
Chuyên gia khuyến nghị đầu tiên đi khám kiểm tra phụ khoa toàn diện, không nên chỉ kiểm tra cột sống. Việc chịu đựng sẽ có thể làm bạn bỏ qua thời cơ trị liệu tốt nhất.
Các bệnh do viêm xương chậu gây ra gồm có thai ngoài tử cung, vô sinh cũng như ảnh hưởng đến đời sống tình dục.
Đau sa bụng dưới - U trong xương chậu
Thông thường người u xơ tử cung đều bị sa bụng dưới, đau nhức lưng… và những biểu hiện này thường bị bỏ qua. Nếu cảm thấy có u cục đang chèn ép gây đau có thể là chứng u nang buồng trứng. Những triệu chứng này chỉ cần đi khám phụ khoa là phát hiện ra.
Nếu đột nhiên đau bụng, rất đau không chịu đựng nổi, thậm chí âm đạo xuất huyết, rất có thể là u tử cung hoặc u nang buồng trứng gây ra, phải lập tức đi khám bác sỹ.
Ngoài ra, u phụ khoa thường kèm theo các bệnh và viêm phụ khoa như viêm tử cung, viêm xương chậu vv.
Chuyên gia khuyến cáo, việc điều trị sớm sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư.
Đau khi “yêu” - Viêm tử cung
Sau khi tử cung bị viêm sẽ có nhiều bạch đới, ngứa ngá, kích thích gây đau, đồng thời dưới sự kích thích của chứng viêm sẽ dẫn đến đau nhức bụng, lưng. Tuy nhiên các bệnh ở tử cung bình thường rất ít gây đau, nếu đau nhức khi “yêu”, thậm chí xuất huyết, rất có khả năng là các bệnh viêm tử cung đã tìm đến bạn.
Chuyên gia khuyến cáo: người mắc bệnh viêm tử cung thường kèm theo đi tiểu nhiều, tiểu dắt, đau nhức khi “yêu”, có lúc còn kèm viêm niệu đạo cấp tính, viêm âm đạo, viêm màng trong tử cung, còn có thể nóng sốt, tế bào bạch cầu tăng nhiều, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe nữ giới.
Đau bụng kinh liên tục - Kiểm tra màng trong tử cung
Đau bụng kinh liên tục kèm theo lượng kinh nguyệt hàng tháng nhiều, thời kỳ “đèn đỏ” dài, đồng thời cũng có thể xuất hiện đau khi “yêu”, hậu môn lồi ra, đi tiểu buốt… là biểu hiện của màng tử cung sai lệnh.
Cách phòng bệnh phụ khoa
Nếu nghĩ đơn giản là triệu chứng kinh nguyệt, không thăm khám thì có thể dẫn tới vô sinh do dính ống dẫn trứng và gây bệnh phụ khoa.
- Tắm rửa thường xuyên (đặc biệt trong thời kỳ kinh nguyệt). Vệ sinh âm hộ hằng ngày và sau mỗi lần đi tiểu, đi đại tiện bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ được khuyên dùng.
- Luôn giữ cho bộ phận sinh dục ngoài khô, sạch, không sử dụng khăn, vật lạ đưa vào trong âm đạo để lau âm đạo. Tránh mặc quần chật, thay quần lót thường xuyên.
- Băng vệ sinh phải đảm bảo sạch, đủ thấm và còn thời gian sử dụng (4 giờ phải thay một lần).
- Vệ sinh cho cả hai người trước, sau khi quan hệ tình dục.
- Không nên dùng xàbông hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín.
- Không nên dùng nước bẩn có chứa nhiều vi sinh vật như nước ao hồ, kênh rạch... để tắm rửa.
- Không tự thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ điều trị.
- Lựa chọn sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp, an toàn khi dùng hằng ngày, đảm bảo các yêu cầu: Làm sạch nhẹ nhàng, giảm ngứa, ngăn ngừa viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; dưỡng da vùng kín đem lại cảm giác thoải mái, tự tin cho phụ nữ.
- Một sản phẩm rửa phụ khoa thích hợp dùng hằng ngày phải đảm bảo các yêu cầu sau: Làm sạch nhẹ nhàng; ngăn ngừa vi trùng gây bệnh viêm nhiễm phụ khoa; khử mùi hôi vùng kín; an toàn khi dùng thường xuyên, phù hợp với sinh lý vùng kín; dưỡng da, tái tạo da, giúp da và niêm mạc vùng kín luôn tươi nhuận, tạo cảm giác thoải mái, tự tin cho bạn gái).
Tổng hợp