Cần tư vấn dạy pha chế cho quán cafe, trà sữa, sinh tố....

15:53 07/11/2014

(Giúp bạn)

Mình chuẩn bị khai trương quán cafe nhưng chưa có người pha chế.
Dự định thuê thầy về làm vài ngày đầu khi mới khai trương và truyền dạy kinh nghiệm luôn. Lương cao
Thầy cô nào có kinh nghiệm này về dạy cho mình nhé. trả luơng cực cao luôn.
ĐC: Cafe vWindown Bắc Ninh.
LH: [email protected]
DD: 0982 044 362 Hoặc ngaòi giờ hành chính: 0241 3 724 724


Mình tìm được mấy bài viết sau, bạn tham khảo nhá:

- Cách pha chế cafe:

Cafe ngon theo các bạn nghĩ là phải đậm đặc,sệt,keo hay sánh lại và có ánh vàng lấp lánh!
Có lẻ các doanh nghiệp quá nuông chiều theo hàng chục triệu thương đế của mình........bu.Z.....ZZZZZ
Các bạn nên thưởng thức cafe có mùi thơm vừa(ko nồng),màu sắc như nước sâm/đậm hơn tí sẽ tốt cho sức khỏe của các bạn!
Bạn thử tìm hiểu càfe các nước phát triển ,có nước nào càfe đậm đặc như nước mình(toàn là 80-90% chất Caramen hóa học,có khi ko có nguồn gốc+1 thêm vài hóa chất phụ gia)

- Cách pha chế trà sữa trân châu:

Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ.[1].

Các hạt chân trâu lớn , làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà ), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.

Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng[cần chú thích] và thạch trái cây hỗn hợp.

SữaTrong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lí do dùng loại sữa này chứng dị ứng sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.

Cách pha trübr /> Trà trân châu là trà pha đường, sữa và thường có các hương liệu khác. Trà uống nóng hoặc uống với nước đá. Trà được lắc kĩ, tạo ra các bong bóng nhỏ, đó là điểm đặc trưng của thức uống này. Cách pha trà trân châu mỗi nơi mỗi khác. Trà thường được pha bằng trà đen hoặc trà xanh nóng, rồi đem lắc trong hộp lắc cocktail hoặc được trộn trong dụng cụ trộn với đá cho tới khi trà lạnh. Hỗn hợp này thường được cho thêm sữa và hạt bột sắn nấu chín. Li trà đã hoàn thành có thể được đậy bằng nắp nhựa hình vòm hay giấy bóng kính, người dùng có thể chọc thủng bằng ống hút.

Hương liệu
Hương liệu thêm vào trà trân châu có thể có dạng bột, nước trái cây, dạng bột nhão hoặc sirô, ví dụ các loại hương liệu như dâu, chanh dây,sô cô la và dừa.

- Một số cách làm sinh tố mách nhỏ với bạn nè:
1. Sinh tố dưa hấu bạc hà
* Nguyên liệu: 1/4 quả dưa hấu 1/2 thìa lá bạc hà băm nhỏ 1 thìa nước chanh Đường Đá viên
* Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố, xay đến khi mịn và bông bọt. Lượng đường là tùy khẩu vị của bạn, thậm chí bạn có thể không cho thêm đường nếu muốn Cho đá vào cốc trước rồi rót hỗn hợp sinh tố vào.
2. Sinh tố đu đủ cốt dừa
* Nguyên liệu: 1 quả đu đủ chín, gọt vỏ cắt miêng 2 thìa nước chanh 2 thìa đường 3 thìa cốt dừa Đá viên
* Cách làm: Cho nước chanh, đu đủ, nước cốt dừa và đường vào máy xay sinh tố xay mịn Cho đá vào xay thêm vài giây rồi cho ra cốc Trang trí bằng vài lát chanh hoặc cam trên miệng cốc.
3. Sinh tố cam - dưa vàng
* Nguyên liệu: 1 bát dưa vàng, cắt miếng 1/2 chén nước cam vắt 1 nhánh gừng nhỏ, cạo vỏ và thái lát 2 thìa nước chanh 2 thìa đường Đá.
* Cách làm: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn Cho đá vào xay thêm vài giây Cho ra cốc dùng ngay.
Guest

Những bí quyết đơn giản giúp ly sinh tố trở nên hoàn hảo chưa? Sau đây là những kinh nghiệm nho nhỏ để bạn tham khảo:
1. Cho đá khi nào?: Luôn luôn để sau. Nếu bạn cho đá ngay từ đầu thì đá có thể bị xay nhỏ quá, nó sẽ tan rất nhanh và biến cốc sinh tố của bạn thành một ly nước. Hãy nhớ là cho đá vào lúc cuối và định lượng đá vừa đủ để sinh tố vừa lạnh mà vẫn sánh.
2. Tươi mới là tốt nhất: Hãy chọn những loại hoa quả tươi và những loại nước ép trái cây tươi. Các loại hương liệu và chất tạo dinh dưỡng tổng hợp là lựa chọn sau cùng.
3. Làm lạnh một vài loại trái cây: Khi cho chuối vào sinh tố thì tốt nhất là nên để lạnh chuối từ trước. Hãy tạo thói quen cho chuối vào tủ lạnh để lúc nào bạn cũng sẵn sàng có một ly sinh tố với trái chuối thơm ngon. Lưu ý trước khi xay phải bóc vỏ và thái nhỏ chuối.
4. Quy trình thực hiện: Khi cho các nguyên liệu thì đây là quy trình thực hiện tốt nhất: Nước (nước ép trái cây), trái cây để lạnh, các loại bột hoặc phụ gia kèm theo (bột quế, cà phê, vỏ quýt...), đá, và hoa quả tươi cuối cùng.
5. Những nguyên liệu tươi thì cho sau: Ví dụ cho quả dâu vào cùng với các thứ nguyên liệu đông lạnh khác sẽ làm mất mùi vị của nó vì thế bạn nên cho đồ tươi vào sau cùng rồi xay thêm một chút xíu là được.
6. Cam và đậu nành không hợp nhau: Khi dùng sữa đậu nành làm sinh tố thì tốt nhất là không nên dùng chung với các trái cây chua và các loại quả thuộc họ cam quít, chanh. Cam có thể làm sữa đậu nành kết tủa, vón cục lại và vị của nó thì không ngon lắm. Tuy nhiên sữa đậu nành kết hợp rất tuyệt vời với một số loại quả như: các loại dâu, chuối và trái cây có vị ngọt như xoài, mãng cầu…
7. Đá từ nước dừa: Bạn có thể làm nước dừa đông cứng lại thành đá, và dùng những viên đá nước dừa này thay cho đá nước lọc bình thường. Đây là cách bạn có được thêm nhiều dưỡng chất như kali, magie và tất nhiên là hương vị ly sinh tố thì rất tuyệt.
8. Thêm vị chua: Khi để lạnh hoa quả sẽ ngon hơn và tốt cho sức khỏe hơn nhưng tính chua tự nhiên trong nó lại bị giảm. Vì vậy khi làm món sinh tố với dâu để tủ lạnh bạn có thể kết hợp thêm với các nước quả có vị chua dịu như nước cam, nước quả lựu hay nước chanh.
9. Vị ngọt tự nhiên: Đừng cho đường vào sinh tố, trong hoa quả cũng đã có nhiều đường tự nhiên và vị ngọt sẵn có. Hãy chọn các loại trái cây có vị ngọt đậm như: Lê, chuối, nho, táo, lựu… hoặc nếu thích ngọt hơn nữa thì hãy lựa chọn đường nước dạng siro (sirup
10. Một vài ý tưởng kết hợp: - Dâu tây và nước chanh - Chuối và xoài - Dâu tây, kiwi và cam - Chuối và dứa - Đu đủ, chuối và sữa đậu nành - Cam, chuối và nho - Chuối, táo và dâu tây
11. Thêm các dưỡng chất có lợi cho tiêu hóa: Thêm vào ly sinh tố một ít sữa chua từ đậu nành để tăng hương vị và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa chua thường cũng rất thơm ngon, sữa chua vị hoa quả càng tăng thêm hương vị.
12. Chiếc máy xay: Không cần là chiếc máy đắt tiền và nhiều chức năng, hãy chọn máy nào vừa tiền, không quá nhiều nút bấm, ít chi tiết, dễ sử dụng và dễ làm vệ sinh. Và nhớ là không dùng máy sinh tố này để xay các thức ăn sống như thịt cá…

Comments