Có phải người trẻ cũng bị mắc đột quỵ không?
(Giúp bạn)
Có phải người trẻ cũng bị mắc đột quỵ không? Bệnh đột quỵ có phải người trẻ cũng bị mắc không mọi người?
Trong xã hội hiện đại, đột quỵ có xu hướng ngày càng phổ biến. Điều đáng nói, nhiều người lầm tưởng rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở những người cao tuổi, tuy nhiên, trên thực tế căn bệnh này có thể xảy ra với bất cứ ai, thậm chí với những người trẻ tuổi.
Theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người mắc mới và gần 100.000 người tử vong vì đột quỵ. Đột quỵ được xem là một trong 3 căn bệnh gây tử vong hàng đầu cùng với tim mạch và ung thư. Nó cũng để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.
Đột quỵ ảnh hưởng đến 20% dân số, trong đó tỷ lệ nam giới mắc phải cao gấp 4 lần so với nữ giới. Đối với nhiều người nghĩ bệnh đột quỵ là chứng bệnh thường gặp ở người già, nhưng trong những năm gần đây người mắc bệnh đột quỵ ngày càng trẻ hóa, có chiều hướng gia tăng từ 1,7% lên 3%. Thế nhưng nhiều người vẫn không hiểu rõ về căn bệnh này.
Những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ ở người trẻ tuổi thường là do di truyền, yếu tố này gây rối loạn sự đông máu, từ đó hình thành các cục máu tụ và gây ra đột quỵ. Cùng với đó, việc sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê… hoặc các chất gây nghiện như: thuốc phiện, thuốc lắc… là những tác nhân làm tăng huyết áp, tăng mỡ máu và gây tăng cao tình trạng đột quỵ khi ở độ tuổi còn trẻ. Đột quỵ có thể gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Theo Ths. Bs. Ngô Trọng Toàn, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, có rất nhiều dấu hiệu thể hiện bệnh đột quỵ, nổi bật nhất vẫn là dấu hiệu liệt một phần cơ thể nào đó như liệt nửa người, liệt tay, liệt chân hoặc nói khó, liệt mặt, sụp mi mắt. Dấu hiệu thứ 2 của bệnh là về mặt ý thức, bệnh nhân đang tỉnh táo trở nên hôn mê, lú lẫn, nói không có định hướng.
Các dấu hiệu gợi ý
Các biểu hiện của đột quỵ não ở người trẻ nhìn chung cũng tương tự như ở người già. Các triệu chứng xảy ra đột ngột và diễn biến nặng nhẹ tùy theo mức độ tổn thương. Các biểu hiện nhẹ bao gồm đau đầu, nói khó, rối loạn ý thức, rối loạn cảm giác (tê bì, kiến bò, mất cảm giác), yếu tay, chân. Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể đột ngột liệt tay, chân, hôn mê sâu, rối loạn thân nhiệt và tử vong. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng của bệnh lý gây đột quỵ như các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, hẹp hai lá, loạn nhịp hoàn toàn, suy tim...), các túi phồng động mạch hoặc búi phồng động - tĩnh mạch (phát hiện qua chụp mạch hoặc chụp cắt lớp đa dãy), bệnh hồng cầu hình liềm...
Kiểm soát tốt huyết áp giúp tránh nguy cơ đột quỵ do tăng huyết áp.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những tình trạng khuyết tật nặng nề và lâu dài. Chính vì vậy, chúng ta cần thực hiện lối sống khoa học lành mạnh để phòng tránh đột quỵ.
Dưới đây là những lưu ý cần thiết để phòng tránh đột quỵ:
-Duy trì chế độ ăn lành mạnh.
-Hạn chế ăn chất béo.
-Ăn ít cholesterol và muối.
-Không rượu, bia.
-Không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá thụ động.
-Đều đặn hoạt động thể chất và tập các bài tập rèn luyện sức khoẻ tuỳ theo thể trạng.
-Kiểm soát đường huyết, đặc biệt là các bệnh nhân bị đái tháo đường.
-Kiểm tra sức khoẻ định kỳ để nắm được tình hình sức khoẻ bản thân.
-Khi có những dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, khó khăn trong nói hoặc hiểu người khác, liệt nửa người, liệt tay, chân phải ngay lập tức tiến hành cấp cứu kịp thời để tránh biến chứng đáng tiếc.
Bệnh có thể phòng tránh
Nói là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được bằng cách: điều trị tốt các bệnh lý nguyên nhân như bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp; phát hiện sớm các dị dạng mạch não; kiểm soát tốt đường huyết, mỡ máu; loại bỏ các yếu tố nguy cơ như béo phì, bỏ thuốc lá, tránh lạm dụng rượu và các chất ma túy, duy trì một lối sống vui vẻ, lành mạnh, tránh áp lực quá cao trong công việc. Những người trẻ tuổi cũng nên tuân thủ một chế độ ăn khoa học “4 ít”: ít đường, ít mỡ, ít thịt, ít muối và tăng cường ăn rau tươi, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt).
Tổng hợp