Có phải tạo áp lực sẽ làm giảm chiều cao của con không?
(Giúp bạn)
Có phải tạo áp lực sẽ làm giảm chiều cao của con không? Các mẹ ơi, có phải tạo áp lực sẽ làm giảm chiều cao của con không?
Áp lực có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, áp lực có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.
Đây là kết quả nghiên cứu của Giáo sư Vũ Yên và các đồng nghiệp tại bệnh viện Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc). Các chuyên gia trong quá trình nghiên cứu đã nhận thấy rằng, áp lực có thể khiến trẻ em rơi vào tình trạng trầm cảm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng.
Theo các chuyên gia, để xem con có bị chậm phát triển chiều cao hay không, trước hết cần phải căn cứ vào chiều cao trung bình so với bạn bè người cùng lứa tuổi, cùng giới tính và cùng một chủng tộc. Nếu thấy độ lệch về chiều cao của con quá lớn thì có thể nói rằng con bị chậm phát triển chiều cao.
Thứ hai, có thể căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng của thanh thiếu niên, trung bình mỗi năm, trẻ có thể cao thêm khoảng 5cm. Khi bố mệ thấy sự tăng trưởng chiều cao của con khá chậm thì nên lập hồ sơ theo dõi để có thể đưa ra kết luận con có bị chậm phát triển chiều cao hay không.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì có hai loại tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng chiều cao ở trẻ, đó là yếu tố ngoại sinh và yếu tố nội sinh. Mặc dù ở đây, yếu tố di truyền được cho là quan trọng nhất, tuy nhiên chúng ta vẫn cần phải xem xét đến các tác nhân như chủng tộc, tầm vóc, tác động của những dấu hiệu bên ngoài hay sự ảnh hưởng của một vài căn bệnh di truyền.
Một vài năm gần đây, có thể thấy sự tác động của môi trường sẽ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, các tác nhân tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Mặc dù có thể thấy rằng, chiều cao của con cái chịu ảnh hưởng lớn từ cha mẹ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là nếu bố mẹ cao thì con sinh ra nhất định cũng sẽ cao bởi trẻ có phát triển toàn diện hay không còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và các tác nhân như môi trường, tâm lý…
Một em bé sơ sinh khi mới ra đời chỉ dài khoảng 50cm. Ngoài sự ảnh hưởng của nhân tố di truyền thì chế độ dinh dưỡng của người mẹ, môi trường trong tử cung và nhau thai cũng sẽ tác động tới việc trẻ có cao hay không. Bởi vậy, khi một đứa trẻ mới sinh ra có chiều cao thấp hơn bình thường thì khi được 3 tuổi, có tới 70% đứa trẻ đó sẽ bắt kịp chiều cao trung bình của trẻ em cùng lứa tuổi, 30% còn lại có thể sẽ thấp hơn chiều cao trung bình.
Áp lực quá lớn có thể khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Câu hỏi đặt ra là “làm thế nào để có thể kích thích sự tăng trưởng chiều cao ở trẻ?”. Giáo sư Vũ Yên - Chuyên gia dinh dưỡng bệnh viện Thiên Đàn (Bắc Kinh, Trung Quốc) đã đưa ra 6 đề xuất như sau:
- Trước tiên, cha mẹ cần phải cho con ngủ đủ giấc để kích thích các hormone tăng trưởng tiết ra đều đặn. Lượng hormone này mạnh nhất là vào ban đêm khi trẻ ngủ. Bởi vậy, nếu trẻ thiếu ngủ hoặc ngủ không đúng giờ giấc thì chiều cao cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Thứ hai, các bậc phụ huynh nên khuyến khíc con tập thể dục đều đặn và thường xuyên. Tốt nhất là nên cho con tập các hoạt động ngoài trời. Ánh sáng mặt trời có thể thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D trong cơ thể, nâng cao khả năng hấp thụ canxi và thúc đẩy sự phát triển xương.
- Thứ ba, đảm bảo cho con một chế độ dinh dưỡng cân bằng, tránh cho con ăn đồ ăn quá béo, nhiều dầu mỡ dẫn đến thừa cân, gây dậy thì sớm gây ảnh hưởng đến chu kỳ tăng trưởng và sự phát triển chiều cao.
- Thứ tư, luôn duy trì cho con một tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng. Giáo sư Vũ Yên và các đồng nghiệp tại bệnh viện của mình đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằng, áp lực có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Thực tế, có nhiều bé gái bị dậy thì sớm do thiếu tình mẫu tử hoặc do bị lạm dụng tình dục.
- Thứ năm, tránh môi trường ô nhiễm, tránh dùng các sản phẩm có estrogen và chất giống như estrogen (chẳng hạn như nhân sâm, mỹ phẩm) sẽ tác động đến sự phát triển xương ở trẻ nhỏ.
- Tránh dùng các sản phẩm thúc đẩy phát triển chiều cao đột biến. Đối với một số trẻ có sự phát triển chiều cao đột biến, cha mẹ cần cho bé đi khám để có sự can thiệp tác động phù hợp.