Dùng biện pháp nào phá thai lần 2?

15:51 07/11/2014

(Giúp bạn)

em sinh năm 90. Em đã từng hút thai cách đây 2 năm, tháng 6 năm 2010 và năm nay em có thai lại với bạn trai tháng 4 năm 2012. vì điều kiện chưa cho phép nên em chưa thể để lại cái thai. Em muốn hỏi em nên dùng biện pháp nào thì an toàn và liệu có ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của em sau này không ?.em mong các chị, các mẹ giải đáp giúp em với..em xin chân thành cảm ơn!


bạn ơi bạn nên suy nghĩ kĩ lại dù biện pháp nào đi chăng nữa cũng không tránh khỏi 1 số tác dụng phụ chưa kể đến vô sinh. Đã không muốn có thì phải tránh thai bằng biện pháp an toàn chứ. Sau đây mình xin gửi bạn một pp phá thai dc coi là tạm an toàn thui nha. bạn cần xem xét

Hiện nay, có trên 15 quốc gia chính thức chấp nhận việc chấm dứt thai kỳ bằng thuốc, nhất là sau khi hiệu quả của Mifepriston được chứng minh vào năm 1982. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, các thủ thuật nạo hút sản khoa thường được dùng nhiều hơn, nhưng những thủ thuật này ít thành công trong những trường hợp thai dưới 7 tuần tuổi. Khi ấy việc dùng thuốc để chấm dứt thai kỳ tỏ ra an toàn hơn. Ở đây, đề cập một số hiểu biết hiện nay về việc chấm dứt thai kỳ bằng thuốc trong giai đoạn sớm của ba tháng đầu.

Tác dụng sinh lý của sảy thai bằng thuốc

Nếu được thụ tinh, trứng sẽ làm tổ trong nội mạc tử cung sau khi phóng noãn chừng 6-10 ngày. Hiện tượng này cần đến tác động của progesteron để phiên giải các gen tham gia quá trình làm tổ. Progesteron cũng ức chế sự co thắt cơ trơn tử cung, làm giảm sự co bóp của cơ tử cung, tạo điều kiện cho hợp tử làm tổ và phát triển trong buồng tử cung. Các thuốc được dùng để chấm dứt thai kỳ tác động bằng cách ức chế tổng hợp progesteron, gây tăng co cơ tử cung, gây cản trở cho hợp tử làm tổ và phát triển.

Ức chế tổng hợp progesteron: Các phân tử steroid được thay đổi cấu trúc, như epostan, và các chất ức chế cạnh tranh với enzym 3D-hydroxysteroid dehydrogenase ở buồng trứng và nhau thai, như trilostan, có tác dụng ức chế tổng hợp progesteron từ tiền chất của nó là pregnenolon.

Gây co cơ tử cung: Prostaglandin và Oxytocin kích thích co thắt tử cung bằng cách gắn với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào cơ trơn tử cung. Tác dụng này làm lưới nội bào tương tăng sản xuất Calci, do đó làm tử cung co thắt.

Ðối kháng tác dụng của Progesteron: Chất đối kháng Progesteron (kháng-progestin) được phát triển đầu tiên là Mifepriston, còn được gọi là RU 486 hoặc RU 38486, có ái tính kết gắn với thụ thể Progesteron mạnh gấp 5 lần so với progesteron. Hợp chất này ức chế sự phiên giải, làm giảm số lượng gen lệ thuộc Progesteron, gây hoại tử màng rụng và bong phôi. Kháng-progestin còn tác động trên mạch máu nội mạc làm hỏng phôi. Những chất này làm tăng co tử cung bằng cách tăng tính kích thích của tế bào cơ trơn tử cung, và còn làm mở cổ tử cung.

Ức chế sự phát triển dưỡng bào (tế bào sinh trưởng): Methotrexat, chất đối kháng Acid Folic, ngăn chặn sự tổng hợp DNA. Các tế bào đang tăng sinh đều nhạy cảm với Methotrexat, vốn thường dùng để trị ung thư nhau và thai ngoài tử cung.

Sử dụng thuốc để chấm dứt thai kỳ

Chấm dứt thai kỳ bằng thuốc chỉ được xem là thành công khi tống xuất được phôi thai mà không cần can thiệp ngoại khoa. Phương pháp này không được khuyên dùng sau tuần 9 của thai kỳ vì dễ thất bại và gây xuất huyết tử cung. Do đó việc xác định tuổi thai qua siêu âm rất cần thiết. Ngoài ra, với phương pháp này, sản phụ phải được các thầy thuốc chuyên khoa theo dõi lâu hơn so với phương pháp nạo phá thai bằng thủ thuật sản khoa. Dưới đây là các thuốc thường được dùng.


Comments