Tôi năm nay 36 tuổi. Tôi có một chút rắc rối mong được bác sĩ tư vấn như sau. Khoảng 2 tháng trở lại đây, tôi thấy ở "vùng kín" thường hay bị khô, đau rát, cảm giác giống như vùng da bên ngoài âm đạo bị dãn ra. Tuy nhiên, tôi không có khí hư, kinh nguyệt vẫn đều. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống tình dục của vợ chồng tôi rất nhiều. Nhiều khi tôi phải né tránh "quan hệ" với chồng vì sợ đau.
Tôi xin hỏi những triệu chứng đó là có thể là biểu hiện của bệnh gì, có nghiêm trọng không? Và cách điều trị thế nào là tốt nhất? Tôi xin cảm ơn!
Bạn Phạm Vân thân mến,
Đúng là trong "chuyện vợ chồng", mọi thứ phải suôn sẻ thì cả hai mới thấy thoải mái được.Khi người phụ nữ cảm thấy đau rát hay khó chịu ở "vùng kín" thì người phụ nữ sẽ khó đạt được khoái cảm, thậm chí ham muốn tình dục cũng sẽ giảm đi. Chính vì vậy, để giải quyết tận gốc vấn đề, chị em cần tìm ra những lý do khiến "vùng kín" gặp trục trặc để có thể khắc phục một cách hiệu quả nhất.
|
Sự suy giảm estrogen diễn ra lặng lẽ và âm thầm gây khó khăn trong "chuyện vợ chồng" của người phụ nữ. Ảnh minh họa |
Theo như những gì bạn mô tả thì rất có thể bạn đang bị "khô hạn" ở "vùng kín". Khả năng bị "khô hạn" ở người phụ nữ thường được biểu hiện qua các triệu chứng như ngứa, rát bỏng, chảy máu nhẹ khi “giao ban” hoặc đi tiểu thường xuyên. Những biểu hiện rõ ràng này khiến cho chị em dần cảm thấy sợ chuyện ấy, thậm chí lãnh cảm khi chồng âu yếm.
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng "khô hạn" ở người phụ nữ là do sụt giảm hàm lượng estrogen trong cơ thể. Estrogen là loại hormone tồn tại trong cơ thể phụ nữ, có chức năng bảo vệ các mô tế bào tại âm đạo bằng việc tiết ra các chất nhày làm ẩm ướt “vùng kín”. Khi hàm lượng estrogen giảm, lượng hormone không đủ để duy trị độ ẩm bên trong âm đạo nên âm đạo thường xuyên bị khô hạn. Tình trạng này có thể diễn ra âm thầm mà người phụ nữ không nhận ra được và nó dần gây khó khăn trong "chuyện vợ chồng" của chị em.
Khả năng bị "khô hạn" thường gặp ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh, đang trong giai đoạn mãn kinh, cho con bú hoặc phải phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng...
Nếu bạn không thuộc các đối tượng trên mà vẫn gặp hiện tượng "khô hạn" ở "vùng kín" thì bạn cần đi khám sớm. Sự sụt giảm estrogen là điều rõ ràng nhưng bạn cần đi khám để biết có phải đó là dấu hiệu của sự mãn kinh sớm hay là do hệ thống sinh sản của bạn đang gặp "trục trặc".Vì bạn không có dấu hiệu khí hư ra nhiều, kinh nguyệt lại vẫn bình thường nên có thể đó là sự rối loạn hormone, thiếu hụt estrogen mà thôi.
Bạn nên đi khám để biết mức độ suy giảm estrogen của mình đến đâu. Hiện nay, việc bổ sung estrogen không quá phức tạp. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, vitamin hoặc uống thuốc bổ sung estrogen theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn vui khỏe!