Nguyên nhân và cách làm dịu vết lở miệng?
(Giúp bạn)
Tôi đang bị lở miệng, Xin mọi người chỉ cho tôi biết nguyên nhân và cách làm dịu vết lở miệng như thế nào?Cám ơn mọi người.
Nguyên nhân gây lở miệng và cách chữa
Có nhiều người hay bị tình trạng lở miệng, thi thoảng 1 tháng lại bị một lần, khiến cho việc ăn uống thật khó chịu.
Có phải do nóng trong người?
Lở miệng là tình trạng xuất hiện nhiều vết loét nhỏ nổi trong miệng, lưỡi, nướu. Theo lương y Vũ Quốc Trung, tình trạng lở miệng rất thường gặp, ai cũng trải qua ít nhất một lần. Mỗi lần bị lở miệng, lưỡi là thấy đau đớn, khó khăn trong ăn uống, nhất là khi ăn món mặn, dùng các loại nước chấm, tỏi, ớt...
Những vết loét có bờ đỏ, thật rõ, kích thước đa dạng (từ 1 - 2 mm hoặc to hơn), xảy ra độ vài ngày đến 2 tuần là tự khỏi, không bao giờ để lại sẹo. Tuy nhiên, bệnh thường tái phát. Trước đây, nhiều người cho rằng bệnh này do nóng trong người, hay ăn phải thực phẩm có tính nóng mà gây nên như thế; cần phải ăn thức ăn có tính mát. Nhưng về sau này, các nhà chuyên môn nhận thấy không phải như vậy, mà cho rằng bệnh lở miệng gây ra bởi một số yếu tố, trong đó có siêu vi, một vài chất hóa học có trong kem đánh răng, một chế độ ăn thiếu a-xít folic, hoặc chất sắt, và hay gặp ở những phụ nữ mang thai. Có giả thuyết mới cho rằng vi khuẩn Streptococcus - chuỗi cầu Sanguis; chấn thương tình cảm hay căng thẳng thần kinh cũng có thể khiến phát sinh lở miệng.
Cách làm dịu chứng lở miệng
Theo healthday.com, các chuyên gia thuộc Hiệp hội Nha khoa Mỹ đưa ra một số gợi ý sau để giúp chữa lành vết lở loét miệng:
Bôi thuốc gây tê để vô hiệu hóa cơn đau từ vết loét.
Dùng nước súc miệng kháng khuẩn.
Tránh các loại thực phẩm có thể làm trầm trọng hơn vết loét, đặc biệt là thực phẩm cay, nóng hoặc có tính a xít.
Đi nha sĩ nếu vết loét lở không tự lành sau hai tuần.
Sử dụng thuốc kháng sinh theo khuyến cáo của nha sĩ để giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Tổng hợp