Những điều cần tránh khi chuẩn bị đám cưới?

16:08 07/11/2014

(Giúp bạn)

Xin chào chuyên mục. Bọn mình chuẩn bị tổ chức đám cưới vào cuối tháng sau, có rất nhiều điều phải lo nghĩ. Chuyên mục có thể cho mình biết những điều cần tránh khi chuẩn bị đám cưới được không? Mình cảm ơn nhé


 

Theo trang TheKnot, danh sách này sẽ giúp bạn đi đúng hướng và không cảm thấy mệt mỏi khi phải làm quá nhiều việc cho ngày trọng đại.

  

1. Đặt sẵn mọi thứ trước khi lên danh sách khách mời

Bạn đã quyết định ngày cưới, đã tìm được nhà hàng đẹp như mơ, với những bản kế hoạch cưới hỏi hoàn hảo đến từng chi tiết và bạn tin rằng mình có thể cưới ngay trong ngày mai. Vậy là bạn vội vàng đi đặt khách sạn, chọn đồ ăn, đặt hoa trang trí và mua tất cả đồ đạc cho đám cưới. Bạn không cần biết mình sẽ mời chính xác bao nhiêu khách mà chỉ ước lượng trong đầu một con số mơ hồ, kiểu như: "Sẽ có khoảng 200 hoặc 400 người tới dự đám cưới của mình".

 

Kết quả không mong muốn: Bạn có thể bỏ phí cả một khoản tiền đặt cọc lớn cho tiệc cưới, vì trong khi bạn chọn hội trường chứa được 200 khách thì bố mẹ bạn lại muốn mời tới 400 khách.

 

Giải pháp: Hãy bàn bạc với tất cả các thành viên quan trọng của gia đình để chọn ra danh sách khách mời chính xác nhất có thể, sau đó bạn mới tiến hành các công đoạn chuẩn bị khác cho đám cưới.

 

2. Tự mình làm tất cả mọi việc

Bạn là người cẩn thận và muốn ngày cưới của mình thật hoàn hảo, thế nên bạn nghĩ tốt nhất là bạn tự mình làm mọi việc, từ kết hoa, kiểm tra từng cuộn ruy băng, chọn từng chiếc thiệp cưới, trang trí đám cưới đến chọn quà cưới, thuê xe, trang trí phòng tân hôn...

 

Kết quả không mong muốn: Bạn cảm thấy quá mệt mỏi vì mình phải lo từ việc nhỏ tới lớn, thậm chí bạn bắt đầu cảm thấy "sợ" đám cưới và không muốn kết hôn.

 

Giải pháp: Thay vì đầu tư quá nhiều vào tất cả mọi việc, hãy chọn một hoặc hai việc bạn thực sự yêu thích và dành thời gian, công sức để chuẩn bị. Với những việc còn lại, bạn có thể nhờ bạn bè, người thân, hay các nhà tổ chức tiệc cưới lo liệu cho bạn. Đó là cách tiết kiệm thời gian và tiết kiệm công sức mà bạn nên làm.

 

 

 

3. Phó mặc mọi việc cho người khác

Thay vì tự mình chuẩn bị tất cả, bạn lại nhờ gia đình hoặc một công ty tổ chức tiệc cưới nào đó lo cho đám cưới của bạn từ A đến Z. Bạn lấy lý do công việc bận rộn, không có thời gian rảnh để không phải động tay vào bất cứ việc nào.

 

Kết quả không mong muốn: Bạn hoàn toàn không nắm được bất cứ công việc nào cho đám cưới, bạn không biết tiệc của mình được tổ chức tại hội trường nào, đồ ăn tại đó ra sao, hoa trang trí màu gì... Tới khi có một công đoạn nào đó bị gián đoạn, bạn sẽ không biết cách "chữa cháy" từ đâu và như thế nào.

 

Ngoài ra, bạn cũng sẽ cảm thấy mình không có ấn tượng gì về đám cưới và không lưu giữ được các kỷ niệm khó quên trong thời gian chuyển bị.

 

Giải pháp: Cách giải quyết vấn đề này tương tự như khi bạn muốn tự mình làm tất cả, hãy chia nhỏ công việc cho những người thân trong gia đình mà bạn tin cậy, nhưng bạn vẫn phải nắm bắt được toàn bộ công việc để điều chỉnh đám cưới theo đúng ý muốn.

 

4. Chi phí vượt lên khả năng chi trả của bạn

Bạn quá yêu thích các món đồ trang trí cho đám cưới, bạn thích một chiếc váy đắt tiền và đã tiêu quá nửa số tiền mà còn quá nhiều thứ cần chi trả trong những ngày sắp tới.

 

Kết quả không mong muốn: Bạn có thể phải giảm bớt số khách mời, thậm chí cắt toàn bộ kế hoạch trang trí tốn kém. Hoặc thậm chí, không thể lo chu toàn mọi thứ trong đám cưới

 

Giải pháp: Ngay từ khi quyết định khách mời, bạn phải soạn ra một bảng dự trù kinh phí kỹ lưỡng cho đám cưới. Nếu bạn đã chi tiêu "quá tay", hai bạn phải bàn bạc và tìm ra giải pháp hợp lý nhất. Cả hai có thể bỏ những thứ không cần thiết hay đổi thành mặt hàng giá rẻ hơn. Trong trường hợp "bất khả kháng", Bạn có thể nghĩ cách vay mượn gia đình hoặc bạn bè, nhưng cần có kế hoạch chi trả hợp lý và không nên vay quá nhiều.

 

5. Tạo căng thẳng không cần thiết

Trong quá trình tổ chức đám cưới, bạn cảm thấy mệt mỏi và bạn lại trút tất cả những căng thẳng đó lên người bạn đời của mình, vì nghĩ rằng anh ấy phải có "trách nhiệm" chia sẻ mọi thứ với bạn.

 

Kết quả không mong muốn: Đám cưới đã nhiều việc, nay lại phát sinh thêm vấn đề căng thẳng giữa hai bạn, khiến hai người càng thêm mệt mỏi.

 

Giải pháp: Hãy dành ra một ngày "cuối tuần xanh" mỗi tuần, không nói chuyện đám cưới, không tất bật chạy từ đầu này thành phố tới đầu kia thành phố để xem váy áo, mua đồ trang trí hay làm bất cứ việc gì liên quan đến hôn lễ. Đó sẽ là ngày hai bạn đi chơi, thư giãn để đón nhận những ngày bận rộn sắp tới và để hiểu nhau nhiều hơn.

 

6. Khó chịu vì đám cưới của mình giống người khác

Các cô dâu ngày nay luôn quan tâm tới việc làm mọi cách để đám cưới của mình độc đáo nhất. Nhiều người sẽ cảm thấy không vui khi một cô gái khác mà họ quen biết cũng mặc chiếc váy cưới giống mình, hay có cách trang trí giống như trong tiệc cưới của bạn.

 

Kết quả không mong muốn: Bạn sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí chán ghét đám cưới.

 

Giái pháp: Thay vì bực bội, bạn có thể thêm thắt vài chi tiết, cách trang điểm độc đáo mà chỉ mình bạn có, ví dụ bạn có thể đính một chiếc nơ xinh, hay thắt một chiếc đai điệu đà lên váy và chiếc váy của bạn sẽ là duy nhất. Và quan trọng, bạn cần phải luôn tin rằng, mình là cô dâu đẹp nhất, dù bạn mặc một chiếc váy giống nhiều người, nhưng trong đám cưới của bạn, bạn vẫn là nhân vật chính nổi bật.

 

Với trang trí trong đám cưới, cô dâu chú rể có thể thay đổi cách sắp xếp, thêm các hình ảnh của hai người vào không gian để mỗi góc trong tiệc đều ngập tràn hạnh phúc và hình ảnh của hai bạn.

Chúc 2 bạn hạnh phúc!

 

HV

 


Món cháo mề gà thật ngọt, thơm, giòn vị mề gà và dai dai vị nấm hẳn sẽ là món ăn sáng lạ miệng cho cả nhà trong ngày đông lạnh giá!


Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu cháo mề gà:

100gr mề gà

100gr tim gà

2 hoặc 3 miếng má đùi gà

100gr giá

100gr nấm bào ngư

1 nắm gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp

Hành, gừng, chanh ớt

Gạo rang cho vàng.

Cho nước vào chừng 3 lóng tay.

Giá đỗ và nấm rửa sạch.

Nấm bào ngư xé sợi nhỏ.

Tim và mề gà bóp muối rửa sạch.

Thịt gà rửa sạch.

Cho thịt gà vào để nhỏ lửa đến khi thịt chín thì vớt ra để nguội xé nhỏ.

Khi cháo sôi cho hành và gừng vào, nêm vào trong cháo 1 muỗng hạt nêm gà, 1 muỗng muối, 2 muỗng đường, nếm sao cho hợp khẩu vị.

Nấm bào ngư cho lên chảo xào cho vừa chín, trút nước vào trong nồi cháo.

Phần nấm để riêng.

Tim và mề gà xào chín với toỉ để khử mùi, trút lại vào nồi cháo khi cháo đã chín, và để sôi chừng 5 phút là tắt bếp, đun lâu mề gà sẽ teo lại và dai mất ngon.

Cho giá đỗ vào tô, múc cháo vào, xếp thịt gà và nấm lên, thêm ít hành lá; hành phi cùng chút tiêu cay, ăn nóng vừa ăn vừa xuýt xoa rất ngon

 HA


Comments