Những “lỗi” thường gặp khi dùng băng vệ sinh?

15:52 07/11/2014

(Giúp bạn)

Chị em khi dùng băng vệ sinh nên tránh những lỗi gì? Cảm ơn mọi người!


Băng vệ sinh (BVS) là một trong những vật dụng không thể thiếu của chị em nhưng không phải ai cũng chú ý cách sử dụng đúng.

1. Không rửa tay khi sử dụng BVS

Bởi vì trong quá trình chúng ta dùng tay để xé, duỗi, dán BVS thì vi khuẩn ở trên tay sẽ kịp “ở lại” bề mặt băng, từ đó bám vào da, dễ gây bệnh phụ khoa khi sức đề kháng của cơ thể thấp.

 

2. Để BVS trong toilet quá lâu

Thực ra đây là cách bảo quản rất mất vệ sinh. Nhà vệ sinh vốn luôn ẩm ướt trong khi BVS lại có tính hút ẩm. Vậy là BVS trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.

Vậy nên, khi đã mở túi bảo quản, BVS cần được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát và sạch sẽ, tuyệt đối không nên sử dụng băng vệ sinh đã bị ẩm ướt.

 

3. Không chú ý đến thời hạn sử dụng

Thực ra yêu cầu về hạn dùng BVS là rất nghiêm ngặt và BVS càng cận ngày xuất xưởng thì chất lượng càng đảm bảo. BVS được sử dụng phương pháp tẩy trùng ở nhiệt độ cao để diệt khuẩn nhưng tính vô khuẩn chỉ có thời hạn. Nếu tích trữ BVS quá lâu, kể cả không mở ra thì các miếng BVS cũng không còn đảm bảo an toàn.

 

4. Thường xuyên mua BVS khuyến mãi

Thông thường, sản phẩm ưu đãi, khuyến mãi, sản phẩm tặng có khả năng là những sản phẩm không tiêu thụ được, chất lượng sản phẩm rất khó được đảm bảo.

Khi lựa chọn sản phẩm BVS, nên chọn sản phẩm của các nhà sản xuất có thương hiệu lớn và có uy tín, không nên tham mua sản phẩm khuyến mãi, ưu đãi.

 

5. Thường xuyên sử dụng BVS có hương thơm hoặc dược thuốc

Cách sử dụng này bác sỹ không tán đồng bởi vì mùi thơm không chứng tỏ được mức độ sạch sẽ. Băng vệ sinh có chứa dược chất thì càng phải cẩn trọng vì ở một mức độ và phạm vi nhất định, nó giúp phòng bệnh phụ khoa nhưng có thể gây dị ứng.

 

6. Chỉ dùng BVS có tính năng hấp thụ cao

Rất nhiều phụ nữ vì tiện lợi, thường sử dụng băng vệ sinh có tính năng hấp thụ cao, cách làm này cũng không nên, bởi vì thời gian dài không thay băng vệ sinh sẽ làm cho “cô nhỏ” thông gió kém, khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, từ đó gây ra các bệnh phụ khoa.

Min


Comments