Bí quyết giúp bạn lấy được sự tin cậy của nhân viên
(Giúp bạn) - Bất cứ mối quan hệ nào cũng dựa trên nền tảng là sự tin cậy. Với nhà quản lý thì sự tin cậy của nhân viên là yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Làm việc hiệu quả và khoa học giúp bạn có được sự tin cậy của nhân viên:
làm việc hiệu quả và khoa học giúp bạn có được sự tin cậy của nhân viên |
Chắc hẳn rằng đối với những nhân viên có tác phong làm việc tốt sẽ vô cùng quan tâm đến vấn đề nhà quản lý điều hành, phân công công việc có thực sự hiệu quả và khoa học hay không. Chính vì vậy, nhà quản lý phải biết cách phân công cho nhân viên những công việc phù hợp với chuyên môn, lập kế hoạch và chiến lược thực hiện rõ ràng cho từng loại công việc. Trong quản lý, bạn nên nghĩ ngay đến phương pháp ủy quyền, trao quyền cho nhân viên của mình bởi không những điều đó sẽ giúp bạn giảm bớt số lượng công việc quá tải mà còn tạo điều kiện cũng như cơ hội thuận lợi để nhân viên của bạn nâng cao kỹ năng, chịu trách nhiệm và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Đặc biết khi nhân viên của mình đã hoàn thành một nhiệm vụ thì bạn phải nghĩ tới mục tiêu tập trung vào sự tiến bộ hơn là một kết quả hoàn hảo. Nếu kết quả của người đó không đáp ứng được mong đợi, bạn vẫn có thể tìm thấy một cái gì đó tích cực để nhận xét và đồng thời giúp nhân viên hiểu được những gì bạn mong đợi ban đầu. Cách làm này sẽ hiệu quả hơn so với việc ngồi chỉ trích hay những nhận xét mang một cảm giác thất bại.
Tạo môi trường đáng tin cậy để giúp nhà quản lý lấy được sự tin cậy của nhân viên:
nhà quản lý tạo môi trường đáng tin cậy cho nhân viên |
Không có niềm tin ở nơi làm việc, môi trường giao tiếp và làm việc trong nhóm sẽ bị xói mòn dần. Ngoài ra, tinh thần làm việc sẽ giảm trong khi họ lại có mong muốn doanh thu cao. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng ba chiến lược này, bạn có thể xây dựng lòng tin với nhân viên trong việc quản lý, tạo cho họ một môi trường làm việc đầy sự đổi mới, sáng tạo và lợi nhuận cuối cùng cũng sẽ tăng lên mức cao nhất có thể.
Hạn chế "lên lớp" giúp bạn lấy được sự tin cậy của nhân viên:
hạn chế " lên lớp" để có sự tin cậy của nhân viên |
Để đảm bảo rằng nhân viên sẽ đưa ra quyết định tốt, các nhà quản lý thường bắt đầu giảng giải, “lên lớp” họ. Nếu suy nghĩ về điều này, bạn sẽ sớm nhận ra rằng việc “dạy khôn” và ra lệnh cho nhân viên phải làm những gì, tương đương với ngụ ý rằng bạn đang không có niềm tin vào khả năng đưa ra quyết định của họ. Điều này khiến cho nhân viên sẽ đề phòng bạn. Ngoài ra, họ có thể mất niềm tin vào sự tự tin của riêng mình để đưa ra quyết định. Nếu mọi người không có niềm tin vào bản thân, sau đó lòng tin của nhà quản lý lại giảm thiểu nhiều hơn, và việc lên lớp lại bắt đầu tiếp diễn. Ngay cả với các lời khuyên có thiện chí và truyền đạt tinh tế, sẽ vẫn ẩn chứa thông điệp tiêu cực rằng, những gì các nhân viên đã làm là sai trái hoặc không đủ tốt. Điều này thường dẫn đến sự phòng vệ và phản kháng từ phía họ. Tất cả mọi người đều nhạy cảm khi bị đề nghị phải làm gì đó, và họ thường muốn chứng tỏ bản thân tại nơi làm việc. Vì vậy, bạn nên khích lệ họ cố gắng hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ bởi không ai có thể sáng tạo mà lại thành công ngay cả.
Biết lắng nghe giúp bạn lấy được sự tin cậy của nhân viên:
biết lắng nghe giúp bạn lấy được sự tin cậy của nhân viên |
Epictetus đã từng cho rằng: “Con người có một lưỡi để nói, nhưng lại có đến hai cái tai để nghe nhiều hơn hai lần những gì người khác nói”. Lắng nghe để tìm hiểu và xác định giá trị cảm xúc và ý tưởng của mọi người là những gì thúc đẩy khả năng của các nhà quản lý để giao tiếp hiệu quả với nhân viên và sự ảnh hưởng của họ. Lắng nghe để học hỏi, không xen ngang ý kiến hay phát biểu khi họ đang nói. Đối với hầu hết các nhà quản lý, phản ứng đầu tiên của họ nhằm đánh giá nhân viên theo quan điểm riêng của mình, và sau đó chấp thuận hoặc không chấp thuận những gì người đó nói. Điều đó sẽ tắt sự tự tin, chủ động và giao tiếp cởi mở của nhân viên. Một chiến lược dễ dàng để thay thế cho xu hướng này là hãy luôn nuôi dưỡng thói quen lắng nghe để học hỏi.
Bài viết trên đây sẽ giúp bạn có được những kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành doanh nghiệp hoặc ngay cả những chiến lược kinh doanh nhỏ nhặt nhất khiến bạn lấy được sự tin cậy của nhân viên. Niềm tin của nhân viên đối với sếp sẽ tạo điều kiện giúp bạn làm giàu bởi bạn đã tận dụng và phát huy được nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất đó là nhân lực.