9 bí kíp giúp bạn không còn đau ốm
(Giúp bạn) - Bằng cách áp dụng và thực hiện những thói quen đơn giản dưới đây mỗi ngày, bạn có thể cải thiện sức khỏe và làm giảm khả năng đau ốm, bệnh tật đi một cách đáng kể đấy
1. Rửa tay
Ảnh minh họa |
Rửa tay là cách đơn giản nhất để ngăn ngừa và hạn chế vi trùng lây lan. Trong công việc hàng ngày, chúng ta thường chạm tay vào rất nhiều thứ, vì thế các vi trùng gây bệnh có thể dễ dàng di chuyển từ tay lên miệng. Do đó rửa tay thường xuyên là cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn. Mỗi lần bạn sử dụng nhà vệ sinh, rời khỏi phòng tập thể dục, âu yếm thú cưng, đổ rác và thực hiện các hoạt động sinh hoạt khác cần thực hiện rửa tay bằng xà phòng và nước để giúp ngăn chặn mầm bệnh lây lan trong nhà và bảo đảm sức khỏe cho tất cả thành viên trong gia đình bạn.
2. Đừng chạm vào khuôn mặt
tsẢnh minh họa |
Nhiều vi rút có khả năng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người qua con đường hô hấp như miệng, mắt và mũi. Vì vậy cần tránh sự tiếp xúc giữa bàn tay và khuôn mặt của bạn, đặc biệt là khi tay chưa được rửa sạch. Nếu bạn thấy ngứa, hãy thử rửa tay sạch sẽ trước khi gãi. Nếu bạn muốn ho hoặc hắt hơi, cố gắng thực hiện trong phạm vi khuỷu tay và tuyệt đối không đưa tay lên gần mặt. Điều này cũng sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của vi trùng từ tay của bạn sang người khác.
3. Bổ sung probiotics
Ảnh minh họa |
Bạn đã có thể nghe nói rằng một cuộc sống khỏe mạnh bắt nguồn từ hệ tiêu hóa thực sự khỏe mạnh của bạn. Probiotics giúp tăng số lượng vi khuẩn tốt và có ích trong đường ruột. Trong điều kiện lý tưởng nhất, bạn muốn một tỷ lệ cân bằng hoàn hảo giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu để duy trì sức khỏe và khả năng miễn dịch ổn định, bạn có thể tìm thấy probiotics trong thực phẩm lên men và đồ uống như dưa cải bắp, kim chi, củ cải đường, sữa chua,...
4. Duy trì nồng độ vitamin D cần thiết
Ảnh minh họa |
Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch và một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có nồng độ vitamin D thấp có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn. Không có gì là quá ngạc nhiên khi nhiều người bị bệnh vào mùa đông. Đó là do họ không được hấp thụ lượng vitamin D cần thiết được cung cấp trong ánh nắng mặt trời. Vitamin D còn được tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi và cá mòi, trong lòng đỏ trứng và nấm trắng. Vitamin D bổ sung có sẵn trong cả hai dạng chất lỏng và thuốc viên, dầu gan cá tuyết lên men là một nguồn bổ sung tuyệt vời với hàm lượng vitamin D cao.
5. Ngủ đủ
Ảnh minh họa |
Cơ thể bạn làm việc cả ngày nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể của bạn sẽ ít có khả năng chống chọi lại vi khuẩn và vi rút. Để số lượng tế bào và kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và làm giảm các dấu hiệu viêm tăng lên thì đối với hầu hết người lớn cần khoảng 7-8 tiếng cho một giấc ngủ để duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, trong khi trẻ em thì cần nhiều hơn. Thiết lập một giấc ngủ trọn vẹn, êm ái cho bản thân sẽ tiếp thêm nhiều năng lượng cho một ngày học tập và làm việc mới.
6. Tập thể dục thường xuyên
Ảnh minh họa |
Việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn đã được chứng minh là thói quen tốt làm tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp chống lại virus. Ngoài ra, tập thể dục có thể làm giảm cân, săn chắc cơ thể, giúp quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, tăng nhiệt độ cơ thể, tăng sức đề kháng và giúp bạn phòng chống lại bệnh tật. Vì vậy hãy dành một khoảng thời gian trong ngày từ 30 phút đến một tiếng để thực hiện những động tác vận động hay bài tập lành mạnh, phù hợp và cố gắng duy trì chúng trong 4-5 ngày mỗi tuần. Tránh tập thể dục trong vòng 3 giờ trước giờ đi ngủ vì nó có thể gây trở ngại đến giấc ngủ như khiến bạn bồn chồn, khó chịu hay ngủ không yên giấc.
7. Uống nước giấm táo
Ảnh minh họa |
Nhấp một ngụm nước giấm táo hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Vi rút và vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường axit, nhưng dấm táo có tác dụng giúp kiềm hóa cơ thể. Ngoài ra trong giấm táo còn chứa đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Liều lượng nên sử dụng là 1-2 muỗng cà phê giấm táo được pha trong nước uống ba lần mỗi ngày.
8. Sử dụng rễ gừng tươi
Ảnh minh họa |
Với hương vị cay nồng, ấm nóng gừng là một loại thực phẩm hàng đầu giàu vitamin và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ngoài khả năng dinh dưỡng tuyệt vời của nó, gừng còn có công dụng giảm viêm, buồn nôn và giúp điều trị các vấn đề tiêu hóa khác. Tính chất cay nồng của gừng giúp cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi góp phần trong việc giải độc cơ thể. Vi vậy bạn có thể sử dụng trực tiếp rễ gừng tươi hoặc có thể bổ sung gừng như một loại gia vị vào thực đơn chế biến món ăn gia đình hay làm trà gừng. Đơn giản chỉ cần đun sôi nước, thêm vài lát gừng vào cốc đựng nước đã đun sôi để có một thức uống ấm bụng trước khi đi ngủ, đặc biệt là trong những ngày đông lạnh giá.
9. Nấu ăn với chanh
Ảnh minh họa |
Chanh là loại trái cây không hề xa lạ và được biết đến với hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa và giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C là dưỡng chất rất quan trọng trong việc duy trì một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Bạn có thể uống nước chanh tươi vắt nguyên chất hoặc thêm nước cốt chanh tươi vào trong quá trình chế biến để tạo mùi thơm và hương vị độc đáo cho các món ăn.
Nguồn bài: dailyhealthremedies