Ăn gì để bổ máu dưỡng sắc?
(Giúp bạn)Thiếu máu là chứng phổ biến ở chị em. Ngoài việc gây ra các bệnh lý, thiếu máu còn ảnh hưởng đến cả sắc đẹp, vẻ hồng hào, tươi nhuận của làn da.
- 1
4 nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp
Thiếu sắt, chế độ ăn uống không cân bằng: Chứng thiếu máu do thiếu sắt rất thường gặp. Theo các chuyên gia, việc thiếu máu có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm các yếu tố như trạng thái sức khỏe không tốt... khiến nhiều chị em cảm thấy chán ăn, hoặc chỉ ăn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của mình, từ đó dẫn đến chế độ ăn không cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, với xu hướng đồ ăn nhanh ngày càng phát triển, khiến cơ thể phải hấp thụ một số loại chất gây cản trở cho quá trình hấp thụ sắt. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, gây thiếu máu.
Mất máu tạm thời trong kỳ đèn đỏ: Nghiên cứu gần đây cho thấy kinh nguyệt quá nhiều cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở chị em. Thông thường chu kỳ đèn đỏ từ 24-35 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 2-7 ngày, với lượng kinh nguyệt trung bình 20-60ml. Dưới góc độ y học, lượng kinh nguyệt mỗi kỳ vượt quá 80ml, thời gian kéo dài quá 7 ngày sẽ được coi là kinh nguyệt quá nhiều.
Cung cấp không đủ lượng sắt cho cơ thể trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp 4 lần trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong thời gian này, do các triệu chứng ốm nghén như nôn nao, kén ăn, chán ăn...gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của chị em, cộng thêm hoạt động của dạ dày và ruột trong thời gian đầu tương đối kém, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Thời gian dài cơ thể không được cung cấp đủ sắt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Thiếu máu do mất máu: Loại này bao gồm thiếu máu do mất máu cấp tính và mất máu mãn tính. Mất máu cấp tính do vết thương bên ngoài, hoặc do phẫu thuật khiến các cơ quan trong cơ thể và các mạch máu bị rách. Từ đó gây mất máu lượng lớn làm lượng máu trong cơ thể bị giảm đột ngột. Mất máu mãn tính chủ yếu do các chứng như viêm dạ dày và ruột; chảy máu phổi, thận, bàng quang và tử cung gây mất máu trong thời gian dài...
- 2
4 nguyên nhân gây thiếu máu thường gặp
Thiếu sắt, chế độ ăn uống không cân bằng: Chứng thiếu máu do thiếu sắt rất thường gặp. Theo các chuyên gia, việc thiếu máu có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống. Thời tiết thay đổi thất thường, cộng thêm các yếu tố như trạng thái sức khỏe không tốt... khiến nhiều chị em cảm thấy chán ăn, hoặc chỉ ăn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị của mình, từ đó dẫn đến chế độ ăn không cân bằng, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra, với xu hướng đồ ăn nhanh ngày càng phát triển, khiến cơ thể phải hấp thụ một số loại chất gây cản trở cho quá trình hấp thụ sắt. Lâu dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu sắt, gây thiếu máu.
Mất máu tạm thời trong kỳ đèn đỏ: Nghiên cứu gần đây cho thấy kinh nguyệt quá nhiều cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở chị em. Thông thường chu kỳ đèn đỏ từ 24-35 ngày, và mỗi lần kéo dài từ 2-7 ngày, với lượng kinh nguyệt trung bình 20-60ml. Dưới góc độ y học, lượng kinh nguyệt mỗi kỳ vượt quá 80ml, thời gian kéo dài quá 7 ngày sẽ được coi là kinh nguyệt quá nhiều.
Cung cấp không đủ lượng sắt cho cơ thể trong thời kỳ mang thai: Phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu về sắt cao gấp 4 lần trước khi mang thai. Tuy nhiên, trong thời gian này, do các triệu chứng ốm nghén như nôn nao, kén ăn, chán ăn...gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của chị em, cộng thêm hoạt động của dạ dày và ruột trong thời gian đầu tương đối kém, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Thời gian dài cơ thể không được cung cấp đủ sắt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Thiếu máu do mất máu: Loại này bao gồm thiếu máu do mất máu cấp tính và mất máu mãn tính. Mất máu cấp tính do vết thương bên ngoài, hoặc do phẫu thuật khiến các cơ quan trong cơ thể và các mạch máu bị rách. Từ đó gây mất máu lượng lớn làm lượng máu trong cơ thể bị giảm đột ngột. Mất máu mãn tính chủ yếu do các chứng như viêm dạ dày và ruột; chảy máu phổi, thận, bàng quang và tử cung gây mất máu trong thời gian dài...
- 3
Chị em nên ăn gì để bồi bổ khí huyết?
Đậu đen: Đậu đen có nhiệt lượng thấp; hàm lượng protein cao gấp 2 lần các loại thịt, gấp 3 lần trứng gà, và gấp 12 lần sữa tươi. Không chỉ vậy, đậu đen còn chứa 18 loại amino axit, trong đó có 8 loại rất cần thiết cho cơ thể. Từ xưa ông cha ta đã biết ăn đậu đen rất có lợi, có thể làm đen tóc, thực tế ăn đậu đen cũng có tác dụng bổ máu.
Rong tóc tiên: Rong tóc tiên màu đen, chứa hàm lượng sắt rất cao, dùng để nấu canh hoặc làm món ăn đều có công dụng bổ máu rất hữu hiệu.
Cà rốt: Trong cà rốt chứa hàm lượng vitamin nhóm B, vitamin C phong phú. Ngoài ra còn có betacarotene là một chất dinh dưỡng đặc biệt rất có công hiệu trong việc bổ máu.
Rau chân vịt: Đây là loại rau bổ máu rất tốt. Trong rau chân vịt chứa hàm lượng betacarotene phong phú nên được coi là loại rau quan trọng cho việc bổ máu.
Hoa kim châm: Hoa kim châm chứa hàm lượng sắt cao gấp 20 lần rau chân vịt. Ngoài ra, hoa kim châm còn chứa nhiều dưỡng chất như vitamin A, B1, C, protein...
Long nhãn: Long nhãn chứa hàm lượng phong phú các chất sắt, vitamin A, vitamin nhóm B, glucose... Ngoài tác dụng bổ máu, long nhãn còn có công hiệu chứa các chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, hay quên...
Rau diếp: Trong rau diếp chứa các vi lượng nguyên tố kẽm và sắt nhất định. Chất sắt trong rau diếp dễ được cơ thể hấp thụ, do đó ăn thường xuyên có thể phòng ngừa chứng thiếu máu do thiếu sắt. Đối với người mắc chứng cao huyết áp và bệnh tim mạch, rau diếp chứa hàm lượng kali phong phú, có tác dụng cân bằng lượng muối trong cơ thể, lợi tiểu, làm giảm huyết áp, và phòng tránh hiện tượng tim đập nhanh bất thường.