Ăn uống cho người viêm đại tràng: Nên và không nên
(Giúp bạn)Là bệnh liên quan đến tiêu hoá nên chế độ dinh dưỡng hằng ngày của người bệnh cần được chú ý đặc biệt, nhiều món vốn ngon bổ như súp-lơ xanh, nấm, mật ong cần hạn chế… và tăng cường ăn khoai lang, mè đen….
- 1
Nên ăn
Do tác dụng của nhân tố bệnh khác nhau gây viêm nhiễm niêm mạc, tổn thương thần kinh, rối loạn hệ vi khuẩn ruột làm thay đổi về số lượng chung của từng loại vi khuẩn gây rối loạn quá trình lên men và thối rữa, dẫn đến sự mẫn cảm của cơ thể với hệ vi khuẩn. Tất cả những yếu tố trên dẫn tới rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột.
PGS.TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị, cho biết: “Nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm từ cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung chất đạm cần thiết cho cơ thể”. Hãy đưa thịt nạc vào trong bữa ăn, nên chế biến dưới dạng xay và vo thành viên, nước sốt thịt hoặc thịt cắt lát sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn khi dùng nguyên miếng lớn.
Ăn các loại rau xanh nhiều lá như rau ngót, rau muống, rau cải… nên nhặt phần non để rau mềm và hạn chế chất xơ.
Khi bị tiêu chảy nên ăn các thức ăn chứa nhiều chất xơ cellulose như bánh mè đen, khoai mì, khoai lang, đậu đen, đậu nành, rau lang, rau muống, sầu riêng, cam, nhãn, nho khô…
Khi chế biến thức ăn cho người viêm đại tràng nên chế biến dưới dạng hấp, luộc hoặc kho, hạn chế xào rán.
- 2
Không nên ăn
Nên theo dõi khi ăn thức ăn nào đó mà hễ cứ ăn vào gây khó chịu, đau bụng hoặc tiêu phân lỏng, phân sống thì cần tránh.
Không nên ăn chất xơ dạng không tan như cellulose để thành ruột khỏi bị “cọ xát”.
Các loại rau củ quả như đậu quả, bông cải xanh, ngô và nấm, hành củ có hàm lượng chất xơ cao và có thể gây đầy hơi, khó tiêu cho bệnh nhân viêm loét đại tràng.
PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh: “Không được dùng các loại đổ uống rượu bia, cà phê và trà, hay các loại thức uống khác chứa cafein như nước ngọt có gas và nước tăng lực vì nó có thể khiến người bị viêm loét đại tràng khó kiểm soát triệu chứng bệnh”.
Không được hút thuốc lá, ăn đồ cay như ớt, tiêu, tránh thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất.
Khi bị táo bón, nên giảm tối đa lượng chất béo, các loại thực phẩm có nhiều lactose như sữa, quả ngọt, mật ong... Vì bệnh nhân có biểu hiện kém hấp thu các loại đường này, nếu ăn vào sẽ gây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.
Hạn chế ăn các loại gia vị và nước sốt có nhiều chất béo, như mayonaise hoặc nước sốt chuyên dùng với các món mì, vì nó đôi khi có thể gây ra các triệu chứng viêm loét đại tràng.