Bà bầu ăn bún được không?

16:02 14/04/2015

(Giúp bạn)Bà bầu ăn bún được không là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có ý kiến cho rằng, bà bầu ăn nhiều bún con sinh ra dễ mụn nhọt, thậm chí có biến chứng làm sảy thai.

“Mình đang mang thai tháng đầu tiên. Từ khi bắt đầu mang thai, mình chỉ thích ăn các món bún, miến… Tuy nhiên, nghe mọi người mách rằng bà bầu ăn bún rất độc hại bởi sinh con ra nhiều mụn nhọt, mưng mủ, thậm chí có thể gây sảy thai.

Mình đang rất hoang mang, chỉ lo do không hiểu biết mà mình đã làm hại con”

(Minh Ngọc – Phú Thọ)

Bún là gì?

Bún là loại thực phẩm dạng sợi tròn, trắng mềm, được làm từ tinh bột gạo tẻ, tạo sợi qua khuôn và được luộc chín trong nước sôi. Là một nguyên liệu, thành phần chủ yếu để chế biến nhiều món ăn mà tên món ăn thường có chữ bún ở đầu (như bún cá, bún mọc, bún chả, bún thang, v.v.), bún là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất trong cả nước, chỉ xếp sau các món ăn dạng cơm, phở.

Bà bầu ăn bún được không? – Hoàn toàn được

-1

Bà bầu ăn bún được không là thắc mắc của rất nhiều người

Theo quan niệm phương Tây, không có thực phẩm nào là tốt đặc biệt hay xấu đặc biệt đối với phụ nữ có thai, nhất là nếu không sử dụng với số lượng lớn. Điều quan trọng nhất trong chế độ ăn uống là sự điều độ về số lượng, cân bằng, đủ chất và đa dạng thực phẩm.

Người Việt Nam mình thường có các đặc điểm sau: không chú ý đến khái niệm khẩu phần chuẩn, ăn dư thừa tinh bột và thiếu hụt các sản phẩm từ sữa. Đối với phụ nữ mang thai, nhiều người nghĩ nên ăn thật nhiều, càng nhiều càng tốt, mẹ càng béo càng khỏe, con càng to càng thích. Đây là một sai lầm cực kỳ lớn.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn bún với khẩu lượng từ 4 – 6 khẩu phần. Mỗi khẩu phần tương đương là 1 bát cơm hoặc 1 bát mỳ nấu chín, 2 lát bánh mỳ gối hoặc 1 chiếc bánh mỳ (tương đương bánh mỳ Như Lan).

Việc ăn bún con sinh ra dễ bị mụn nhọt, mưng mủ hay gây sảy thai chưa có khoa học nào chứng minh và không có cơ sở.

Chú ý khi ăn bún

-2

Bà bầu ăn bún con bị mụn nhọt là không có cơ sở

Tuy nhiên, bà bầu cũng nên hạn chế ăn bún vì trong công đoạn làm bún, gạo xay ngâm nở và chua.

Muốn ăn bún, bà bầu nên chọn nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn gốc của sợi bún sạch, không ngâm, tẩm hóa chất độc hại.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều và mất cân bằng giữa các nhóm thực phẩm vì như thế sẽ dẫn đến các nguy cơ về sức khỏe cho cả hai mẹ con như tiểu đường, béo phì, con quá to, yếu, khó sinh.

Nên đọc
-3 Bộ Y tế khuyến cáo không sử dụng dịch truyền HES
-4 Suy nhược cơ thể ở trẻ em
-5 Tăng cường miễn dịch cho trẻ suốt kỳ Tết
-6 Sự phát triển của trẻ sơ sinh tháng thứ 3, tuần 1

Theo GDVN

Comments