Khi nào nên thay van tim mới?

16:05 14/04/2015

(Giúp bạn)Các bệnh van tim nhẹ có thể không cần điều trị. Với những bệnh van tim nặng, có thể phải phẫu thuật để tạo hình hoặc thay van.

Thưa Bác sĩ! Tôi năm nay 44 tuổi, mới thay van tim động mạch chủ sinh học được gần 3 năm. Đến nay Bác sĩ vẫn kê đơn thuốc chặn bê ta, chống đông máu liều cao, trí óc minh mẫn, da đẹp hơn trước. Theo Bác sĩ thì bao giờ em phải thay lại van và có thay được van đồng loại không, em rất cảm ơn Bác sĩ.

-1

Van tim được thay thế với trường hợp bệnh van tim nặng

ThS. Lê Hữu Lợi - Chuyên khoa Nội - Khoa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trả lời:

Sau thay van tim thường chúng ta vẫn điều trị suy tim và chống đông để ngăn ngừa các biến chứng, kèm theo đó là kiểm tra định kỳ chức năng tim và van tim bằng khám và siêu âm tim, xét nghiệm chức năng đông máu để ngăn ngừa tình trạng tắc mạch do van tim nhân tạo.

Thay van tim nhân tạo được đặt ra khi van cũ thoái hóa vòng van, thoái hóa lá van…, nếu kiểm tra định kỳ chức năng đông máu và siêu âm tim cho thấy van tim hoạt động tốt thì chưa có chỉ định thay van, do đó thời gian thay van tim tùy thuộc vào sự thoái hóa van chứ không phải sau một thời gian nhất định phải thay van tim. Và khi thay van thì có thể thay van cơ học hoặc sinh học đều được.

Thưa Bác sĩ, mẹ tôi năm nay 51 tuổi, bị hở và hẹp van tim, đã phẫu thuật thay van tim cơ học cách đây 10 năm. Hiện tình trạng sức khoẻ của mẹ tôi cũng suy yếu, thường xuyên bị mệt mỏi, ho, vỡ mạch máu bên dưới da... Vậy mẹ tôi có thể phẫu thuật thay van lần 2 được không? Có cách nào để tăng cường sức khoẻ hơn được không ạ? Cảm ơn Bác sĩ.

Mẹ bạn có tiền sử thay van tim cơ học và hiện nay thường xuyên mệt, ho, vỡ mạch máu dưới da là do tình trạng tăng áp lực động mạch phổi nguyên nhân do suy tim. Rất tiếc bạn không nói tình trạng điều trị suy tim của mẹ bạn có điều trị thường xuyên hay không, thông thường nếu điều trị suy tim sau thay van tim không tốt thì dẫn đến tình trạng như trên và cần điều trị suy tim tích cực.

Thay van chỉ thực hiện lần 2 nếu có tình trạng thoái hóa van, hư van và phát hiện nhờ siêu âm tim. Do đó, bạn cần đưa mẹ bạn đi khám chuyên khoa tim mạch để phát hiện có suy tim tăng áp lực động mạch phổi hay không hay có tình trạng thoái hóa van hoặc hư van để thay van tim lần 2.

Tham khảo thuốc:

Paracetamol: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Bà bầu có được dùng thuốc Alimemazin không?
-3 Collagen có phải "thần dược" ?
-4 Dư thừa tinh bột còn nguy hiểm hơn cả thừa chất béo
-5 Nhiễm khuẩn Chlamydia

Theo GDVN

Comments