Bạn không nên dùng cồn Iod với Mercurochrome
(Giúp bạn) - Cồn iod và thuốc đỏ (Mercurochrome) tuy là thuốc sát trùng nhưng dùng chung hai loại thuốc này sẽ phản tác dụng của thuốc.
Rượu Iod và Mercurochrome là loại thuốc sát trùng trên da thường dùng, nói chung mọi gia đình đều cần có. Nhưng, có một số người cho rằng đều là loại thuốc sát trùng, nên đơn giản để hai thứ trong một lọ, hoặc khi sử dụng, bôi Mercur trước rồi bôi ngay cồn Iod, cách làm như vậy là sai lầm, không những không khử độc được vết thương, mà còn sinh tác dụng phụ. Vì hai thứ này hỗn hợp lại sẽ có phản ứng hóa học, sinh ra một chất có tác dụng làm thối rửa và có chất độc, sẽ kích thích mạnh niêm mạc da và các tổ chức khác, bị nặng có thể làm thương tổn da, loét niêm mạc. Vì vậy không được dùng hỗn hợp hai loại đó.
Thường dùng với nồng độ 5% cũng có tác dụng oxi hóa vi khuẩn, diệt nấm ngoài da. Tác dụng sát trùng, diệt nấm là do chất iod chứ không phải do cồn, độ cồn có trong công thức thường là thấp - chỉ giúp hòa tan iod.
Cồn iốt là một chất sát trùng mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ như da, quần áo, sách vở... Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng trên những vùng cần giữ thẩm mỹ như da mặt.
Hiện nay iốt còn được sử dụng ở dạng hữu cơ (betadine, povidone) không gây kích ứng da, được sử dụng an toàn trên các vùng niêm mạc khá nhạy cảm như trong miệng, âm đạo...
Được dùng từ lâu nhờ tác dụng diệt khuẩn mạnh. Cần lưu ý không được dùng thuốc đỏ cho những vết thương sâu vì nguy cơ các lượng chất độc mạnh của thuốc đỏ sẽ có khả năng đi vào máu gây ngộ độc.
Tác dụng phụ:
– Chế phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ, mặc dầu thuốc ít kích ứng hơn iod tự do. Dùng với vết thương rộng và vết bỏng nặng có thể gây phản ứng toàn thân.
– Thường gặp: Iod được hấp thu mạnh ở vết thương rộng à bỏng nặng có thể gây nhiễm acid chuyển hoá, tăng natri huyết và tổn thương chức năng thận.
– Đốí với tuyến giáp: có thể gây giảm năng giáp và có thể gây cơn nhiễm độc giáp.
– Huyết học: Giảm bạch cầu trung tính (ở những người bệnh bị bỏng nặng).
– Thần kinh: co giật (ở những người bệnh điều trị kéo dài).
– Ít gặp: + Thần kinh: cơn động kinh (nếu điều trị PVP – I kéo dài).
+ Dị ứng, như viêm da do iod, đốm xuất huyết, viêm tuyến nước bọt, nhưng với tỷ lệ rất thấp.
Liều lượng : Povidon – iod là thuốc sát khuẩn có phổ kháng khuẩn rộng, khô nhanh, chủ yếu là dùng ngoài. Liều dùng tuỳ thuộc vào vùng và tình trạng nhiễm khuẩn, vào dạng thuốc và nồng độ