Bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm hay không?
(Giúp bạn) - Bệnh nhược thị tuy không phải là bệnh phổ biến nhưng tỷ lệ người mắc bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng. Vậy bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm hay không?
Chỉ có người lớn có thể bị bệnh nhược thị?
Chỉ có người lớn có thể bị bệnh nhược thị? |
Bệnh nhược thị còn được gọi là bệnh “mắt lười”, là hiện tượng suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác. Bệnh này có thể diễn ra ở nhiều trường hợp, từng lứa tuổi, chứ không riêng ở người lớn. Những nguyên nhân thường gặp dẫn đến nhược thị là lác mắt, do tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị,...). Mắt bị nhược thị còn có thể là do môi trường trong suốt của mắt bị che khuất khiến ánh sáng bị ngăn cản trên đường đi tới võng mạc, gây cản trở hình ảnh lưu lại trên võng mạc. Nguyên nhân chủ yếu là do bị đục môi trường quang học của mắt như đục thủy tinh thể, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi...
Bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm hay không?
Bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm hay không? |
Mới đây, trên sóng truyền hình, MC Vân Hugo bất ngờ chia sẻ một bên mắt của cô bị bệnh nhược thị. "Sự thật là tôi bị nhược thị, nhìn ngày càng mờ và một bên mắt đã hỏng hoàn toàn, không có cách nào chữa trị được. Tôi phải trang điểm mới được long lanh như mọi người thấy”. Từ câu chuyện đầy nước mắt của cô MC tài năng và trẻ trung đã có thể trả lời cho câu hỏi bệnh nhược thị ở người lớn có nguy hiểm không?
Thạc sỹ, bác sỹ Vũ Thị Thanh, Giám đốc Bệnh viện Mắt Hà Nội, Phó chủ tịch Hội nhãn khoa Hà Nội cho biết: bệnh nhân thường chỉ tình cờ phát hiện mờ một hoặc hai mắt do tự che mắt để so sánh, hoặc nheo một mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi có nhức đầu nhức mắt, chóng mặt.
Bác sỹ chia sẻ thêm: “Nếu nhược thị không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thị lực suy giảm thậm chí mù lòa”, bác sĩ Thanh cho biết. Do đó, việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách bệnh nhược thị rất quan trọng và càng sớm càng tốt”.
Cách điều trị bệnh nhược thị ở người lớn:
Cách điều trị bệnh nhược thị ở người lớn |
Bệnh nhược thị có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Nếu nhược thị không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám, sử dụng miếng dán che mắt lành để kích thích mắt “lười” hoạt động là phương pháp điều trị rất tốt.
Nếu nhược thị xuất phát từ những nguyên nhân thực thể như lác, tật khúc xạ, đục thủy tinh thể hay tổn thương võng mạc, cần cho những can thiệp kịp thời và hợp lý để cải thiện thị lực cho mắt.
Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi, ý thức của bệnh nhân. Trong đó, phát hiện kịp thời là yếu tố quan trọng nhất. Nếu việc điều trị nhược thị được tiến hành càng sớm thì tỉ lệ phục hồi thị lực sẽ càng cao, thời gian điều trị sẽ ngắn hơn.
Do đó, cần thường chủ động phòng ngừa nhược thị bằng cách thường xuyên đo độ nếu mắt có khúc xạ. Không nên xem thường mà nên đến khám tại các chuyên khoa mắt nếu có các triệu chứng như nhìn mờ, nhìn đôi, lóa sáng vì rất có thể đó là dấu hiệu thông báo thủy tinh thể hay võng mạc – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt đang bị tổn thương.
Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích để kịp thời chữa trị bệnh về mắt - nhược thị. Giúp bạn có một đôi mắt sáng, đẹp thì bạn nên cần tham khảo những kiến thức bệnh trên các phương tiện thông tin và những lời khuyên của bác sỹ chuyên khoa mắt.