Bệnh sốt mò: Căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong

15:39 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh sốt mò là bệnh do ký sinh trùng mò đỏ gây ra. Bệnh này rất khó phát hiện, và nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Thời gian gần đây, nhiều người phải nhập viện do bị bệnh sốt mò, triệu chứng sốt gây ra do vết cắn từ loài mò đỏ (gần giống con rận). Được biết, bệnh sốt mò là bệnh rất nguy hiểm và rất khó phát hiện. Bệnh nhân bị sốt mò có thể bị biến chứng tổn thương đa phủ tạng như viêm cơ tim, trụy tim mạch, viêm phổi kẽ, suy hô hấp rất nặng.

-1

Bệnh sốt mò là bệnh rất nguy hiểm và rất khó phát hiện.

Bệnh sốt mò: Rất khó phát hiện

Vật trung gian truyền bệnh sốt mò là ấu trùng mò đỏ. Ngay từ khi nở ra, ấu trùng đã mang sẵn mầm bệnh. Chúng bò thường thường sinh sống ở những vùng ven sông, ven suối, nơi có các bụi cây rậm. Khi đi rừng hay trồng trọt, người nông dân có thể bị mò đốt, hút máu.

Ấu trùng mò đỏ không thể phát hiện bằng mắt thường. Một khi bám vào người, chúng thường đốt từ 3-8 ngày. Vết loét do mò đỏ đốt không gây đau hay ngứa, vì vậy rất khó phát hiện. Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh như viêm phổi, suy hô hấp, người ta thường nhầm sang bệnh khác và vì vậy có những phương pháp điều trị sai lầm.

-2

Ấu trùng mò đỏ là vật trung gian truyền bệnh sốt mò. Ấu trùng này rất khó phát hiện bằng mắt thường.

Bác sĩ Nguyễn Bá Hành, Giám đốc Bệnh viện Quân y 87 cho biết: 85% bệnh nhân nhập viện muộn do chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như cảm cúm, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt thương hàn, nhiễm virus cấp, nhiễm trùng huyết, viêm não…

Bệnh sốt mò: Căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong

Trả lời Dân trí, BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc BV Nguyễn Trãi, chuyên gia về ký sinh trùng nhận định: Bệnh sốt mò có thể nặng ngay từ tuần đầu của bệnh. Sang tuần thứ hai, bệnh nặng hơn, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể người như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh. Bệnh nhân tử vong thường do suy đa cơ quan, trong đó suy hô hấp cấp là nguyên nhân hàng đầu.

Tỉ lệ tử vong của sốt mò khi không điều trị kháng sinh là 50-60%.

Bệnh sốt mò: Cách phòng bệnh, chữa bệnh

Bệnh sốt mò thường xảy ra vào mùa mưa, nóng ẩm. Bệnh thường xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 ở miền Bắc, và xảy ra quanh năm nhưng cao điểm là mùa mưa ở miền Nam.

Cách phòng bệnh hữu hiệu nhất là tránh tiếp xúc với mò và tránh bị mò đốt. Khi vào rừng hay những vùng có cây cối rậm rạp, nên che chắn kín cơ thể, bôi vào chỗ da hở các loại thuốc có thể xua đuổi côn trùng như, cao con hổ, dầu khuynh diệp… Cũng có thể phun các hóa chất diệt côn trùng như DEP, DEFA...

Bệnh sốt mò phải điều trị bằng phương pháp hồi sức tích cực (thở máy, Dopamine). Phải sau 18 ngày, bệnh mới thuyên giảm.

Nên đọc
-3 Con suy dinh dưỡng vì bị ép ăn 11 bữa/ngày
-4 Những thói quen xấu vào buổi sáng khiến bạn mệt mỏi cả ngày
-5 Hạn dùng của thuốc – những điều cha mẹ cần biết
-6 Những thực phẩm tốt cho người già

Theo GDVN

Comments