Bệnh tả: Tác nhân và quá trình gây bệnh

15:44 14/04/2015

(Giúp bạn)Bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng độc cấp tính của đường tiêu hóa, có thể lan tràn thành dịch lớn gây ra do vi trùng Vibrio - Cholera.

Bệnh tả là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883.

Các triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy mất nước và ói mửa. Bệnh truyền chủ yếu qua nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm phân (chất thải) của người bệnh, bao gồm những người không có biểu hiện triệu chứng.

Việc điều trị chủ yếu là điều trị bù nước đường uống để thay thế nước và điện giải. Nếu việc bù nước không chấp nhận hoặc không cung cấp cải tiến đủ nhanh, có thể cung cấp chất lỏng qua đường tĩnh mạch. Thuốc kháng khuẩn đường dùng cho những người có bệnh nặng để rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Dịch tả là một trong những bệnh nhiễm trùng đầu tiên được nghiên cứu bằng các phương pháp dịch tễ học.

Tác nhân gây bệnh tả

Ths.Bs Đặng Thị Nga (ĐH Y Dược Huế) cho biết, tác nhân gây bệnh do Vibrio Cholera .Vi khuẩn này là loại trực khuẩn gram(-) hình hơi cong như dấu phẩy, di động được nhờ có một lông ở đầu.

-1

Vi khuẩn tả có sức đề kháng yếu 55 độ C/1h và 80 độ C/5 ph. Ở ngoại cảnh sống được khá lâu như sông ngòi, ao hồ nhất là khi nước nhiễm mặn có thể 3- 50 ngày. Không sống được trong sữa chua, rựơu vang, môi trường khô ráo...Nuôi cấy được khi có106 VK/g phân.

Độc tố vi khuẩn tả: Vibrio Cholera sản xuất độc tố ruột gọi là Choleragen ( giống như Cholera enterotoxin) gồm 2 thành phần

A: Phần hoạt độc (active)

B: Phần gắn dính (Binding)

Phần B của độc tố gắn với thụ thể GM1 ( ganglioside) ở bề mặt tế bào biểu mô niêm mạc ruột, sau đó phần A sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột . Sự có mặt của phần A trong tế bào sẽ gây một chuỗi rối loạn trong đó đáng kể là sự hoạt hóa men adenylcyclase khiến ATP biến thành AMP vòng . Khi AMP vòng gia tăng thì tế bào biểu mô ruột sẽ tăng thải điện giải qua màng tế bào lòng ruột kéo theo một lượng lớn nước.

Quá trình gây bệnh của vi khuẩn tả

1. Vượt qua hàng rào dịch vị: Vi khuẩn có thể qua đường tiêu hóa . Một phần lớn bị tiêu diệt ở dạ dày bởi pH acide ở đây . Do vậy mà thức ăn đóng vai trò quan trọng để vi khuẩn vượt qua, vì thức ăn có thể trung hòa tạm thời acide dịch vị.

2. Vi khuẩn sinh sản và phát triển ở tá tràng và ruột non. Tá tràng là một môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn . Chỉ sau 7 giờ vi khuẩn sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt của tá tràng và sau đó lan nhanh xuống ruột non . Khi vào đến ruột non vi khuẩn phát triển mạnh hơn, bám chặt vào thành ruột đến đến tận đáy các nhung mao, nhưng không xâm nhập gây tổn thương tế bào biểu bì niêm mạc ruột.

3. Sản xuất độc tố: Độc tố tả vào trong tế bào niêm mạc ruột khoảng 10 phút sau thì kích hoạt, gây các biến đổi lớn ở:

- Tế bào Crypt: tăng thải điện giải và nước dữ dội.

- Tế bào Goblet: tăng tiết các chất nhầy, lâm sàng thấy các hạt lợn cợn trắng.

- Tế bào Villus: không bị ảnh hưởng, do đó khả năng hấp thu nước và điện giải vẫn nguyên vẹn, nhưng khi khối lượng nước và điện giải tiết ra nhiều vượt quá khả năng tái hấp thu của tế bào Villus thì sẽ xuất hiện tiêu chảy trên lâm sàng .

Dịch tiết ra trong lòng ruột non là một thứ dịch được xem như gần đẳng trương so với huyết tương gồm có Na(+), K(+), Cl(-), không có hồng cầu, bạch cầu, protein < 200 mg % và nước. Tiêu chảy nhiều đưa đến hậu quả giảm thể tích tuần hoàn, choáng và tử vong.

Thành phần điện giải trong phân có khác nhau tùy lứa tuổi, nhìn chung trẻ em mất nhiều K(+) còn người lớn thì mất nhiều HCO3(-)

Miễn dịch trong tả là một loại miễn dịch không bền. Sự hình thành kháng thể được xuất hiện bởi bản thân vi khuẩn và độc tố tả, do đó có kháng thể kháng khuẩn và kháng thể kháng độc tố. Dựa trên tính chất này người ta sản xuất được 2 loại vaccin:

- Vaccine vi khuẩn

- Vaccin độc tố ( sử dụng phần B của độc tố )

Trà Mi

Nên đọc
-2 Làm thế nào để cho con ăn dặm hợp lí?
-3 Mẹo giúp bé ngừa tình trạng méo đầu
-4 Những món ăn giúp giảm mỡ máu
-5 Những biện pháp làm giảm mỡ máu hiệu quả

Theo GDVN

Comments