Nên và không nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn gì?

15:14 14/04/2015

(Giúp bạn)Tiêu chảy là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, thậm chí, có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Theo Báo điện tử Tiền Phong, Có hai hình thức tiêu chảy ở bé là cấp tính và mãn tính. Bệnh tiêu chảy xảy ra bởi một số nguyên nhân:

Thay đổi trong chế độ ăn uống khiến cơ thể bé chưa kịp thích nghi hoặc nhiễm trùng đường ruột:  Nhiễm trùng xảy ra bởi virut, vi khuẩn hay ký sinh trùng.

Nhiễm trùng với Rotavirut là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Loại tiêu chảy này có thể hoàn toàn biến mất trong vòng từ 3 tới 10 ngày.

Bé từ 6 tới 32 tuần tuổi nên được tiêm một loại vac-xin có tên Rotateq để phòng ngừa bệnh. Ngoài ra, bé có thể bị nhiễm vi khuẩn do tiếp xúc với thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hay chạm vào những vật dụng có vi khuẩn sau đó chạm tay vào miệng.

-1

Ngoài ra, tiêu chảy có thể do một số nguyên nhân khác như:

- Bé nhạy cảm với thực phẩm, dị ứng với thức ăn

- Uống quá nhiều nước ép trái cây

- Ngộ độc thức ăn

Tiêu chảy làm thay đổi sự cân bằng giữa nước và muối (chất điện giải) trong cơ thể. Khi bé bị tiêu chảy, nước và chất điện giải sẽ mất đi với số lượng lớn dẫn tới cơ thể bị mất nước. Mất nước xảy ra rất nhanh ở bé, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, sau một tới hai ngày nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, bé có thể bị ảnh hưởng tới tính mạng.

Thực phẩm nên và không nên cho trẻ bị tiêu chảy ăn

Trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc cho biết, những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

– Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

– Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

– Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.

-2

+ Số lượng thức ăn, bữa ăn

– Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ bị tiêu chảy tức là hệ tiêu hóa “có vấn đề”. Vì thế họ cho trẻ ăn ít, hoặc nhịn để “ruột được nghỉ ngơi”, mau chóng phục hồi. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn phải được ăn uống như bình thường.

– Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

– Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.

– Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán.

– Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.

– Khi hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

– Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ chỉ ăn một số món ăn mà bạn cho là ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ. Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn.

+ Trẻ bị tiêu chảy nặng hơn

– Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, ngoài việc cho ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh, nên tăng thêm số bữa ăn và chất lượng mỗi bữa để giúp trẻ mau lại sức. Tỷ trọng giữa các chất đạm-béo-bột đường là 1/1/4-5.

– Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.

– Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng.

– Đặc biệt, khi trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.

Tốt nhất các bà mẹ nên cho con đi khám ngay từ khi trẻ bị tiêu chảy để biết tình trạng của bệnh và tư vấn về chế độ ăn.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Tiêu chảy cấp do Rotavirus: Triệu chứng và biến chứng của bệnh
-4 Thuốc trị tiêu chảy dùng không đúng cách sẽ gây hại
-5 Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy do dùng kháng sinh
-6 Xử lý đúng cách khi bé bị tiêu chảy

Theo GDVN

Comments