Những "cách ăn" giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn
(Giúp bạn)Trẻ ở từng độ tuổi có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau nên các mẹ cần hiểu rõ nhu cầu đó để giúp trẻ ăn uống và phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Theo Vnexpress, trẻ ở từng độ tuổi có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau. Mẹ cần hiểu rõ nhu cầu đó của trẻ để có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giúp bé hào hứng với việc ăn uống và phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Trẻ em, nhất là lứa tuổi 1 đến 5, phát triển rất nhanh cả về thể chất và trí tuệ. Vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của bé cũng rất cao.
Nếu không được đáp ứng đủ, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng; còn nếu bị "nhồi nhét" quá đà, trẻ lại có nhiều nguy cơ mắc chứng thừa cân, béo phì.
Theo đó, chế độ ăn khoa học và hợp lý là chìa khóa quan trọng giúp bé phát triển thông minh, khỏe mạnh.
Cách ăn giúp trẻ khỏe mạnh và chóng lớn
+Cho bé ăn theo nhu cầu
Lứa tuổi và giới tính là hai căn cứ quan trọng để mẹ chọn khẩu phần ăn cho trẻ. Ví dụ, từ một tuổi đến 9 tuổi, nhu cầu năng lượng của các bé không phân biệt giới tính, nhưng từ 10 tuổi trở đi, giữa bé trai và bé gái đã có sự khác biệt khá rõ ràng về nhu cầu năng lượng, phụ thuộc vào cân nặng trung bình của các bé.
Ở trẻ nhỏ, nếu tính theo cân nặng cơ thể thì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cao hơn người lớn, nhưng do bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh, trẻ hay bị rối loạn tiêu hoá nên có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Vì thế, mẹ cần kiểm soát nguồn năng lượng "nạp" cho bé hằng ngày bằng việc tạo thói quen đọc bảng dinh dưỡng, nắm được tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, để đáp ứng tổng nhu cầu năng lượng trẻ cần trong ngày.
+Bé cần ăn cân đối
Chia sẻ trên Vnexpress, Phó giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Hoan - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài việc đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng của trẻ, mẹ cần phải cân đối tỷ trọng 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng là Protein, Lipid, Gluxit theo tỷ lệ khuyến cáo là 15:20-25:65-60.
Mẹ nên tránh cho bé ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có ga hoặc bánh kẹo; đồng thời hạn chế sử dụng quá nhiều váng sữa.
Bữa ăn của trẻ nên tập trung năng lượng cho các bữa chính (bữa sáng, trưa, tối) và giảm ăn về chiều tối, đặc biệt là ăn vặt, ăn đêm. Bên cạnh đó, mẹ cần khuyến khích trẻ vận động, vui chơi lành mạnh để cân đối giữa năng lượng ăn vào và năng lượng tiêu hao, giúp trẻ hấp thụ tối đa các dưỡng chất từ bữa ăn.
+Bổ sung dưỡng chất tốt cho sức khỏe
Ở lứa tuổi ăn bổ sung, mẹ nên tăng thêm dầu mỡ để đảm bảo nhu cầu lipid, cung cấp năng lượng cao cho trẻ hoạt động và phát triển.
Ngoài các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất đạm, bột, đường, chất béo và các khoáng chất, vi chất, mẹ cần đặc biệt chú ý bổ sung chất xơ hòa tan. Ngoài rau củ quả, các chế phẩm có bổ sung chất xơ và các vi sinh có lợi như sữa chua cũng là một lựa chọn tốt cho bé.
Một số bí quyết dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh, chóng lớn
Dân trí dẫn tin theo Meishij.net, thói quen ăn uống lành mạnh chính là chỉ thói quen ăn uống dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản là đa dạng hóa, tính cân bằng, lượng vừa phải và cá thể hóa, quán triệt toàn diện trong hành vi ăn uống hàng ngày.
+Đa dạng thực phẩm:
Không có loại thức ăn nào có thể cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng mà cơ thể cần do đó cần phải ăn đa dạng thực phẩm. Điều này có nghĩa bất kể việc kén chọn thực phẩm nào đều cản trở sự hấp thụ đủ dưỡng chất.
Có một số trẻ chỉ thích ăn 1 loại thực phẩm nào đó thì có thể hướng trẻ tới những thực phẩm khác cùng nhóm để thay đổi nhưng nếu không ăn rau xanh thì sẽ không thể có sự thay thể nào. Thực đơn mỗi ngày phải đủ 5 nhóm dinh dưỡng, không thể thiếu một nhóm nào.
+Ăn uống đúng giờ :
3 bữa chính trong ngày là nguồn cung cấp dưỡng chất, năng lượng cơ bản cho thể. Ăn vặt không giờ giấc, ăn sát với bữa chính đều làm ảnh hưởng đếu chất lượng dung nạp dinh dưỡng của bữa chính.
Những món ăn vặt sau giờ tan học bán tại cổng trường không những không có dinh dưỡng, mà phần lớn đều có vấn đề về vệ sinh. Ở nhà các vị phụ huynh nên chuẩn bị đồ ăn cho các bé sau khi tan học nhưng số lượng không được quá nhiều để không ảnh hưởng đến bữa ăn chính.
+Ăn no vừa phải :
Tổng năng lượng đưa vào cơ thể của 3 bữa phân chia như sau: bữa sáng chiếm 30%, bữa trưa 40% và còn lại là bữa tối.
Không ăn hoặc ăn ít vào bữa sáng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể, làm giảm thể lực và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đại não.
Nếu bữa trưa ăn qua loa thì bữa tối sẽ dễ bị quá no. Ngoài ra, vào những ngày lễ tết hay gia đình có tiệc tùng thì đều nên ăn vừa phải thôi, không được ăn uống quá nhiều, càng không được ăn nhanh nuốt vội, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến dạ dày, sinh ra các vấn đề ở đường tiêu hóa.
Tham khảo thuốc: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất PEDIAKID 22 Vitamin & khoáng chất có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng vững chắc và duy trì sự phát triển cân bằng cho trẻ từ 01 tuổi trở lên. |
Thùy Linh
Theo GDVN