Cho trẻ mầm non ăn gì để giúp bé khỏe mạnh?

15:15 14/04/2015

(Giúp bạn)Trẻ trong tuổi đến trường mầm non rất cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có thể phát triển khỏe mạnh, thích nghi với môi trường mới.

Nhu cầu dinh dưỡng của lứa tuổi mầm non giúp trẻ khỏe mạnh

Theo Báo Bà Rịa-Vũng Tàu điện tử, trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng còn bú sữa mẹ, trong đó để bảo đảm đủ dinh dưỡng và giúp trẻ phát triển tốt, các bà mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; từ tháng thứ 7 trở đi, ngoài việc bú mẹ, cần cho trẻ ăn dặm và tiếp tục cho trẻ bú tới 2 tuổi.

Chế độ ăn dặm của trẻ phải bảo đảm đủ năng lượng, thành phần đủ 4 nhóm thực phẩm (chất đạm, chất béo, chất bột và chất khoáng, vitamine)

Trẻ 3-4 tuổi có nhu cầu năng lượng một ngày trung bình từ 1.400-1.600 kcal; trẻ 5-6 tuổi khoảng 1.800 kcal; chia làm 4-5 bữa. Trong thời gian ở trường mầm non, trẻ cần được ăn tối thiểu một bữa chính và 1 - 2 bữa phụ. Nhu cầu về năng lượng chiếm 50% - 60% nhu cầu năng lượng cả ngày.

-1

Đối với trẻ bình thường tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng trung bình: chất đạm (protit) cung cấp khoảng 12 - 15% năng lượng khẩu phần; chất béo (lipit) cung cấp khoảng 15 - 25% năng lượng khẩu phần; chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 60 - 73% năng lượng khẩu phần.

Đối với trẻ béo phì, năng lượng do chất béo và chất bột đường cung cấp nên các chất này cần duy trì ở mức tối thiểu (tức là chất béo cung cấp 15% và chất bột đường cung cấp 60% năng lượng khẩu phần), đồng thời tăng cường cho trẻ vận động. Bên cạnh đó, phải bổ sung các loại rau, củ, quả… để cung cấp các chất khoáng và vitamin.

Ngoài nhu cầu về các chất dinh dưỡng chủ yếu cung cấp năng lượng như: chất bột (gluxit); chất đạm (protit); chất béo (lipit), nhu cầu của trẻ về một số chất khoáng và vitamine giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ là rất cần thiết.

Acid folic, chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển, bảo vệ các hồng cầu. Vì thế, thiếu nhiều acid folic, chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu, trẻ thường mệt mỏi, mau quên. Các chất này có nhiều trong ngũ cốc, các loại thịt có màu đỏ, gan, cá hồi, cá ngừ, tôm, cua, thịt gà, rau cải có lá xanh đậm.

Vitamine A đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát triển thị giác, phòng tránh bệnh khô giác mạc. Beta-carotene (tiền vitamine A) có nhiều trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc vàng...

Chất kẽm giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ... Xương và răng của trẻ đang trong giai đoạn phát triển, cần chất dinh dưỡng nên buộc phải có canxi để bổ sung cho răng và xương chắc khỏe.

Nguồn cung cấp canxi là sản phẩm từ sữa, bơ, yaourt, nước cam, sản phẩm đậu nành hoặc từ các thực phẩm: cá con (nấu nhừ ăn cả xương), tôm tép, cua, đậu mè, tàu hũ, rau xanh đậm...

Trẻ cũng cần được cung cấp đầy đủ nước uống. Lượng nước cần đưa vào cơ thể trẻ (dưới dạng nước uống, thức ăn, trái cây) từ 1,6 - 2 lít/ ngày; không nên để trẻ quá khát mới uống hoặc uống một lần quá nhiều.

-2

Tin tổng hợp Báo điện tử Kiến thức cho biết thêm, sữa và nước lọc là hai đồ uống quan trọng giữa những bữa chính. Nên cẩn thận với nước hoa quả vì axit trong hoa quả có thể phá hủy men răng, nếu bé uống nhiều lần trong ngày.

Đồ uống giàu đường và axit như nước ép quả, nước quả đóng hộp thường là thủ phạm gây sâu răng. Tốt nhất, cha mẹ cần pha loãng và cho bé uống ở mức vừa phải, uống xong cần dạy bé súc miệng bằng nước lọc.

Đồ ngọt, sô cô la và các loại thực phẩm có đường khác thỉnh thoảng có thể ăn, nhưng nếu ăn thường xuyên trẻ có thể bị hư răng.

Viện dinh dưỡng khuyến cáo chỉ 2g muối mỗi ngày (tương đương với 0,8g natri) cho trẻ mầm non.

Tránh cho trẻ ăn quá nhiều dầu cá, các loại hạt, phụ gia và chất làm ngọt, các loại thực phẩm nhiều chất xơ. Cá lớn sống lâu năm, như cá mập, cá kiếm… có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao.

Trà và cà phê làm giảm sự hấp thu sắt từ thực phẩm. Đồ uống có gas có thể làm hỏng răng của bé, cần hạn chế cho bé sử dụng thực phẩm này.

Thuốc tham khảo: Pediakid 22 Vitamin và khoáng chất

Bổ sung hàng ngày các Vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp đạt hiệu quả tối ưu cho sự phát triển và tạo lập cân bằng, lâu dài bền vững trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Thùy Linh

Nên đọc
-3 Dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh tim mạch
-4 Dinh dưỡng trong củ cà rốt
-5 Nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng
-6 Giá trị dinh dưỡng của khoai tây với bé

Theo GDVN

Comments