Ung thư bạch cầu

15:42 14/04/2015

(Giúp bạn)Ung thư bạch cầu là bệnh ung thu của tủy xương. Tủy xương bình thường sản xuất ra các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ung thư bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất có trật tự bình thường này bị gián đoạn.

Cổng thông tin điện tử Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc đưa tin, ung thư bạch cầu là bệnh ung thư từ tủy xương. Tủy xương bình thường sản xuất ra các tế bào bạch cầu, các tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Ung thư bạch cầu xảy ra khi quá trình sản xuất với trật tự bình thường này bị gián đoạn sản sinh các tế bào tủy chưa trưởng thành được gọi là sự bộc phát bạch cầu. Sự bộc phát bạch cầu này sẽ dồn ép các tế bào tủy bình thường và làm giảm các tế bào máu bình thường.

-1

Nguyên nhân gây bệnh ung thư bạch cầu

Tuy có một số yếu tố nguy cơ nhất định gây nên bệnh ung thư bạch cầu, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn còn là một dấu hỏi. Những yếu tố đã được biết đến như tiếp xúc với bức xạ (ví dụ Marie Curie, nhà khoa học phát hiện ra bức xạ, đã qua đời vì bệnh ung thư bạch cầu), hóa chất nhất định (chẳng hạn như Benzen), các rối loạn di truyền nhất định (ví dụ như hội chứng Down) và một số vi rút. Ung thư bạch cầu cũng có thể phát triển ở những bệnh nhân đã tiếp nhận một số loại nhất định các thuốc hóa trị.

Triệu chứng bệnh ung thư bạch cầu

Các triệu chứng của bệnh ung thư bạch cầu thường liên quan đến sự rối loạn các chức năng tủy xương bình thường. Tình trạng thiếu máu hệ quả (thiếu hồng cầu) sẽ dẫn đến sự khó thở, các cơn choáng váng ngắn, các cơn đau đầu và hôn mê. Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể là do thiếu máu bởi các nguyên nhân khác.

Sưng các tuyến bạch huyết, chướng bụng do lá lách to, nhiễm trùng thường xuyên, các cơn sốt tái phát và đổ mồ hôi ban đêm thường có liên quan đến số lượng bạch cầu bất thường cao. Đôi khi, dẫn đến các cơn đau xương kinh khủng.

Chảy máu như chảy máu nướu răng, chảy máu mũi thường xuyên, vết bầm tím (các đốm màu xanh-đen) và các điểm màu đỏ được gọi là các xuất huyết đốm (chảy máu dưới da) có liên quan đến số lượng tiểu cầu thấp.

Đôi khi có các triệu chứng chung như mệt mỏi, chán ăn và giảm cân.

Chẩn đoán bệnh ung thư bạch cầu

Vì nhiều triệu chứng nêu trên có thể là do các bệnh lý khác, nên để khẳng định chẩn đoán cần thực hiện các xét nghiệm máu và kiểm tra tủy xương. Các xét nghiệm máu cần thiết được gọi là Đếm Máu Đầy đủ (FBC) hay còn gọi là Đếm Máu Toàn phần (CBC). Các xét nghiệm này sẽ chỉ ra số lượng bạch cầu cao và thường chứa các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành được gọi là những sự bộc phát. Số lượng hồng thấp cho thấy bệnh thiếu máu đồng thời số lượng tiểu cầu cũng thường là thấp (bệnh giảm tiểu cầu).

Tuy nhiên, Để khẳng định chẩn đoán thì phải thực hiện xét nghiệm tủy xương. Trong đó mẫu tủy được hút và sinh thiết. Gần đây, các mẫu tủy còn được dùng để làm các xét nghiệm chuyên biệt hơn như đo dòng tế bào, phân tích di truyền tế bào và đánh dấu phân tử chuyên biệt. Hút tủy và sinh thiết thường giúp khẳng định chẩn đoán ung thư bạch cầu trong khi các xét nghiệm chuyên biệt trên giúp hiểu rõ hơn về loại ung thư bạch cầu chính xác cũng như các chỉ số tiên lượng bệnh.

Kiểm tra tủy xương thường được thực hiện tại xương chậu ở phía sau (gọi là Cạnh Sống Xương Chậu Trên Phía Sau). Đối với ung thư bạch cầu lympho cấp tính, việc chọc dò tủy sống cũng là cần thiết. Phương thức này lấy được chất dịch từ não (gọi là dịch não-tủy sống, CSF) để xác định xem nếu có sự thâm nhiễm ung thư bạch cầu phổ biến với ung thư bạch cầu lympho cấp tính

Điều trị bệnh ung thư bạch cầu

Phụ nữ Today cho biết, việc điều trị ung thư bạch cầu là phụ thuộc vào loại/loại phụ chính xác của ung thư bạch cầu. Các phương thức điều trị khác nhau bao gồm hóa trị, liệu pháp sinh học, phương pháp điều chỉnh miễn dịch, cấy ghép tế bào gốc và xạ trị.

Tham khảo thuốc:

Xeloda: thuốc xeloda (capecitabine) - một thuốc hóa trị liệu được sử dụng để điều trị ung thư đại, trực tràng và ung thư vú đã di căn lan ra các phần khác của cơ thể.

Trà Mi

Nên đọc
-2 Mẹ bầu thiếu iốt, con sẽ học dốt toán
-3 Những chất thường thiếu ở người trên 50 tuổi
-4 Trẻ khóc ngất: Ứng phó như thế nào?
-5 Tự ý bổ sung nội tiết tố và những hệ lụy

Theo GDVN

Comments